Ngày 8/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết, quá trình điều tra có căn cứ xác định Đinh Hồng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại, xây dựng, kinh doanh nhà Tân Hồng Uy có hành vi sử dụng 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bán cho 13 hộ dân làm tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng của Công ty cổ phần Otran miền Nam vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chiếm đoạt trên 80 tỷ đồng.
Ngày 3/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đinh Hồng Hải về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174, Bộ Luật hình sự 2015.
|
Đối tượng Đinh Hồng Hải.
|
Trao đổi với PV Kiến Thức, về việc Chủ tịch Tân Hồng Uy có thể sẽ bị xử lý thế nào? Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, trong vụ việc này, để buộc tội ông chủ tịch công ty kinh doanh nhà Tân Hồng Uy thì cơ quan điều tra cần phải thu thập các tài liệu chứng cứ để chứng minh ông này đã đưa ra thông tin gian dối, dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Cần phải chứng minh được lãnh đạo công ty này đã gian dối với ai, gian dối như thế nào và chiếm đoạt tài sản của ai?
Làm rõ người bị hại trong vụ án này là 13 hộ mua đất hay ngân hàng. Theo quy định của pháp luật thì người bị hại phải là người bị đối tượng phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Vậy tài sản bị mất, bị chiếm đoạt trong vụ án này là bất động sản hay số tiền cho vay hoặc tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất ? Vấn đề này cơ quan điều tra cần làm rõ thì mới kết luận được vụ án.
Nếu tài sản đang có thể., Bên nhận thế chấp giữ các giấy tờ chính thì tài sản đó không thể thực hiện được giao dịch một cách hợp pháp. Nếu bên thế chấp dùng thủ đoạn để chiếm đoạt lại giấy tờ thế chấp hoặc làm giả giấy tờ thế chấp để chuyển quyền sử dụng đất cho người khác thì đây là hành vi lừa đảo và người bị hại chính là người nhận chuyển quyền sử dụng đất sau này.
|
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. |
Theo quy định của pháp luật thì một tài sản đã sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự như thế chấp, đã đăng ký thế chấp hợp pháp thì tài sản đó không được phép mang đi giao dịch. Nếu công ty Tân Hồng Uy đã sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất để thế chấp vay tiền nhưng vẫn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó trong thời gian hợp đồng thế chấp đã có hiệu lực pháp luật thì đây là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản.
Nếu người nhận chuyển quyền sử dụng đất biết là tài sản đang có thể nhưng vẫn chuyển quyền, trong giao dịch thể hiện nội dung này thì người nộp tiền để nhận chuyển quyền sử dụng đất không phải là người bị hại và hành vi không cấu thành tội lừa đảo bởi thông tin không có gian dối.
Còn trường hợp, mặc dù bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng biết việc chuyển nhiều là không hợp pháp nhưng cố tình thực hiện thì đây cũng là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Còn đối với giao dịch với ngân hàng nếu bên thế chấp giấu giếm ngân hàng trong việc mang tài sản đi thực hiện giao dịch lần thứ hai nên mất tài sản thì ngân hàng có thể trở thành người bị hại trong vụ án lừa đảo.
Vụ án này nếu một bất động sản mà có hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơ quan cấp giấy chứng nhận có thể có sai phạm. Người sử dụng đất sử dụng hai giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện hai giao dịch khác nhau thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, giao dịch thực hiện sau bị vô hiệu và có thể bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp bị kết tội, với số tiền chiếm đoạt được xác định 80.000.000.000 đồng thì người vi phạm sẽ phải đối mặt với mức hình phạt theo không cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Tại Điều 174, Bộ Luật hình sự 2015.
>>> Xem thêm video: Lừa đảo qua mạng phát triển tại miền Tây