Chồng giữ đồ, đòi 12 triệu tiền ăn sau ly hôn: Dính tội tống tiền?

Google News

Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ câu chuyện chồng bắt vợ phải trả lại toàn bộ chi phí sinh hoạt mới được ly hôn kèm hình ảnh “biên bản bàn giao” của một đôi vợ chồng được cho là ở Thái Bình.

Cặp vợ chồng này cưới nhau được một năm, vì mâu thuẫn không thể tiếp tục sống chung nên cô vợ muốn chia tay. Người chồng ra điều kiện, bắt vợ phải trả lại tiền mới chịu ly hôn và cho cô mang đồ dùng cá nhân đi. Số tiền đó được tính chi tiết, bao gồm: Tiền ăn hàng tháng (12.000.000 đồng) cùng nhiều khoản tiền khác (tiền chữa bệnh, tiền đóng học phí, tiền vàng cưới)… tổng cộng bốn 42.600.000 đồng.
Người vợ chấp nhận điều kiện của chồng và hoàn trả đầy đủ số tiền theo yêu cầu có biên bản bàn giao rõ ràng. Khi vợ thu dọn đồ đạc, người chồng nhắc bố mẹ giám sát sợ cô vợ lấy mất đồ của nhà mình. Đến khi vợ mang chiếc xe điện đi, anh chồng còn đòi lại cái bình điện, do anh này thay nên cô vợ phải dắt xe về. Được biết cô vợ tên là P.T.TH (31 tuổi, quê huyện Kiến Xương, Thái Bình) và chồng là anh Đ.N.H (32 tuổi, quê tại Kiến Xương, Thái Bình).
Vụ chồng giữ đồ, đòi 12 triệu tiền ăn sau ly hôn ngay lập tức gây xôn xao dư luận, nhiều quan điểm đã phê phán cách hành xử của anh chồng. Nhiều ý kiến cho rằng hành động của người chồng có dấu hiệu của hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Chong giu do, doi 12 trieu tien an sau ly hon: Dinh toi tong tien?
 Biên bản bàn giao được cho là của người vợ.
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văng phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, khi ly hôn vợ chồng có thể tự thỏa thuận để giải quyết với nhau về việc chia tài sản chung và xác nhận tài sản riêng vợ chồng.
Theo đó, tài sản chung vợ chồng là những tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung, do vợ chồng lao động sản xuất làm ra trong thời kỳ hôn nhân. Bởi vậy, với những khoản tiền, nhẫn cưới và các tài sản khác mà hai vợ chồng được tặng cho chung thì sẽ phải chia đôi có tính đến công sức đóng góp, nguồn gốc tài sản và ưu tiên quyền lợi của phụ nữ.
Đối với những nữ trang cá nhân thì sẽ là tài sản riêng của người vợ. Bởi vậy, nếu trường hợp người đàn ông này giữ giấy tờ của người phụ nữ với mục đích để ép buộc người phụ nữ này phải đưa cho anh ta những tài sản không phải là tài sản chung, không thuộc quyền sở hữu của anh ta thì đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Hành vi này thể hiện tương đối rõ qua trang thứ nhất của biên bản là cô gái phải trả tiền thì mới được lấy lại giấy tờ. Pháp luật không quy định cho phép khi ly hôn một trong Hải bên lại đòi tiền ăn trong quá trình sinh sống với nhau, tiền khám chữa bệnh, tiền học phí cũng là chi phí đã chi ra rồi, pháp luật cũng không cho phép đòi lại những khoản tiền này. Vì vậy, việc người đàn ông này đòi lại những khoản tiền đó là không có cơ sở pháp lý và không phù hợp với đạo đức xã hội" - luật sư Cường nói.
Cũng theo luật sư Cường, cơ quan chức năng có thể vào cuộc xem xét làm rõ các khoản tiền, tài sản được kê trong biên bản này có phải là tài sản của người đàn ông đó không. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy việc yêu cầu đưa tài sản là không có căn cứ pháp luật, hành vi của người đàn ông này là đe dọa, uy hiếp người phụ nữ, lợi dụng tình trạng khó khăn của người phụ nữ này để chiếm đoạt tài sản thì đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Trường hợp người phụ nữ này vì bị đe dọa, uy hiếp mà miễn cưỡng phải giao tài sản cho người đàn ông này thì hành vi có dấu hiệu tội phạm. Hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 170 bộ luật hình sự năm 2015 Tội cưỡng đoạt tài sản.
Chong giu do, doi 12 trieu tien an sau ly hon: Dinh toi tong tien?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văng phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
"Trong trường hợp cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ có căn cứ cho thấy rằng người đàn ông này đã giữ giấy tờ của người phụ nữ để đe dọa uy hiếp, buộc người phụ nữ này phải đưa những khoản tiền không có căn cứ, không đúng pháp luật cho mình. Người phụ nữ này vì lo sợ, vì bị ép buộc, dọa nạt nên miễn cưỡng đưa tiền cho người đàn ông này thì dù việc đưa tiền có sự chứng kiến của cơ quan tổ chức cá nhân thì hành vi này cũng là hành vi cưỡng đoạt tài sản, hành vi thỏa mãn dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015. Với số tiền dưới 50.000.000 đồng thì người có hành vi phạm tội sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 1 năm đến 5 năm tù.
Mẫu chốt ở đây là cơ quan điều tra sẽ làm rõ số tiền, tài sản mà người phụ nữ đã phải miễn cưỡng đưa cho người đàn ông này là thuộc quyền sở hữu của ai, có phải là tài sản chung vợ chồng hoặc tài sản riêng của anh ta hay không. Trong trường hợp có tranh chấp về việc chia tài sản chung vợ chồng thì hai bên có thể đưa sự việc đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác khiến người khác phải bàn giao tài sản cho mình một cách trái ý muốn" - luật sư Cường nhận định.
"Theo quy định tại Điều 19, Luật hôn nhân và gia đình thì vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Việc vay mượn, chi phí để thực hiện các nhu cầu tối thiểu thiết yếu như: ăn, mặt, ở, chữa bệnh là nghĩa vụ của chồng đối với vợ và của vợ đối với chồng. Pháp luật không cho phép đòi lại các khoản tiền liên quan đến các nhu cầu thiết yếu này. Cụ thể luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, quý trọng lẫn nhau là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp gia đình kinh tế khó khăn đến mức không có tiền để ăn, mặt, chữa bệnh, chỗ ở thì cả hai đều có nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc đảm bảo vấn đề đó. Nếu một bên đi vay mượn tiền để về trả tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền chữa bệnh thì cả hai bên đều có nghĩa vụ thanh toán. Trường hợp số tiền ăn, ở, chữa bệnh do một bên làm ra thì bên kia không có nghĩa vụ phải trả lại. Thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng, nếu chi tiêu vào các nhu cầu thiết yếu, tối thiểu thì các bên không có quyền đòi lại.
Nếu tiền đóng học phí, tiền ăn, tiền khám chữa bệnh của người vợ là tiền do người chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân thì đây cũng là tiền chung của vợ chồng. Các hoạt động học tập, khám chữa bệnh, ăn uống là các hoạt động tối thiểu, thiết yếu nên việc sử dụng các khoản tiền này vào các mục đích này thì coi như tài sản đã được sử dụng, không còn để chia, không có nghĩa vụ để thanh toán trả lại cho nhau. Việc người chồng yêu cầu người vợ phải trả các khoản tiền này là không có cơ sở pháp lý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người vợ" - luật sư Cường chia sẻ.
Luật sư Cường cho hay, đối với các khoản tiền, vàng có trong Biên bản thỏa thuận nêu trên thì cũng cần phải xem xét đây là tài sản chung hay tài sản riêng vợ chồng. Nếu trường hợp là tài sản chung theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình nêu trên thì phải chia đôi khi ly hôn, trường hợp là tái sinh sản riêng của người vợ thì hành vi đe dọa để buộc giao tài sản đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản.
"Trong vụ việc này nếu cơ quan chức năng phát hiện thông tin sự việc có dấu hiệu tội phạm trên mạng xã hội hoặc qua đơn tố cáo, tố giác của người vợ thì sẽ thụ lý tin báo để xác minh làm rõ sự việc. Trên cơ sở có căn cứ cho thấy các khoản tiền, tài sản ghi trong biên bản này là tài sản của người vợ, người chồng vì lòng tham mà đã đe dọa, uy hiếp người vợ để buộc phải giao số tài sản này thì đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản, người chồng sẽ bị xử lý hình sự theo điều 170 bộ luật hình sự năm 2015.
Pháp luật Việt Nam quy định chế độ tài sản riêng vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi công dân kể cả trong quan hệ hôn nhân. Vì vậy, hành vi đe dọa không trả lại giấy tờ cũng là một thủ đoạn để uy hiếp tinh thần của người khác. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ làm rõ để giải quyết" - luật sư Cường nêu quan điểm.
>>> Xem thêm video: Bị đòi nợ, giết hai vợ chồng chủ nợ rồi tự sát

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)