Chồng giết vợ tại Tòa Bắc Giang: “Cần lắp máy soi, siết an ninh”

Google News

Sau sự việc chồng giết vợ tại Tòa án tỉnh Bắc Giang, nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng cần có máy soi chiếu, siết chặt an ninh trước khi vào dự phiên tòa.

Ngày 1/11, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đang tạm giữ Dư Văn Thanh (SN 1983, trú ở thôn Chính, xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang) để điều tra hành vi Giết người. Thanh là đối tượng đã sát hại vợ, đâm trọng thương bố vợ và 1 thẩm phán TAND huyện Lục Ngạn tại trụ sở TAND huyện Lục Ngạn vào sáng 30/10.
Sau sự việc chồng giết vợ tại Tòa án tỉnh Bắc Giang, nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng cần có máy soi chiếu, siết chặt an ninh trước khi vào dự phiên tòa.
Chong giet vo tai Toa Bac Giang: “Can lap may soi, siet an ninh”
 Dư Văn Thanh tại cơ quan Công an.
Nên lắp máy soi chiếu, kiểm soát an ninh
PV Báo Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - Chuyên gia nghiên cứu Tội phạm học về những giải pháp không để tình trạng như vụ án trên xảy ra. Theo chuyên gia, Chủ tọa phiên tòa là người đứng đầu phải có kế hoạch đảm bảo an toàn cho những người tham gia phiên tòa. Trước khi xét xử cần phải có những nhắc nhở đối với người tham gia phải tôn trọng tòa án, tôn trọng pháp luật trong quá trình xét xử.
"Ngoài ra, phiên tòa nên có một cách thức để cách ly những người có thể gây xung đột ra phạm vi gây nguy hiểm. Để đảm bảo an ninh của một cơ quan nhất là các cơ quan của Tư pháp là rất cần thiết, nếu có điều kiện cho phép thì nên có những dụng cụ, máy móc như máy soi, máy quét... hỗ trợ cho việc kiểm soát người ra vào trong mỗi phiên tòa để tránh những trường hợp tượng tự xảy ra" - Chuyên gia nghiên cứu Tội phạm học nói.
PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn chia sẻ thêm, Tòa án phải có nội quy cấm không được mang chất cháy, chất nổ không được mang vũ khi, hung khí vào tòa án, nếu mang vào mà bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Chong giet vo tai Toa Bac Giang: “Can lap may soi, siet an ninh”-Hinh-2
 PGS, TS Đỗ Cảnh Thìn chuyên gia nghiên cứu Tội phạm học.
Cũng trao đổi với PV, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn Phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, đối với thảm án tại Tòa án nhân dân huyện Lục Ngạn, người chồng dùng dao đâm chết vợ ngay tại phiên hòa giải ly hôn khiến cho mọi người xôn xao, lo lắng về an ninh tại Tòa án. Bởi lẽ, phiên hòa giải này thuộc lĩnh vực dân sự nên việc kiểm soát vấn đề hung khí, vật có khả năng gây sát thương là điều cực kỳ khó khăn. Pháp luật cũng không có quy định về việc cưỡng chế soát người.
Chong giet vo tai Toa Bac Giang: “Can lap may soi, siet an ninh”-Hinh-3
  Luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn Phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
"Mặc dù, quy định khi làm việc tại Tòa án là phải nghiêm túc, tuân thủ pháp luật và việc đem hung khí là điều cấm. Qua sự việc nêu trên, có thể thấy rằng vấn đề an ninh tại Tòa án cần phải được thắt chặt và chú ý nhiều hơn nữa. Tại các Tòa án cần phải triển khai áp dụng các biện pháp thắt chặt người ra vào phiên Tòa. Cần phải phổ biến về tác phong, trang phục cũng như các đồ vật khác khi mang vào phiên Tòa.
Đối với các vụ việc có tính chất tranh chấp nghiêm trọng, có dấu hiệu thì cần phải triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn trước. Cũng cần xem xét việc áp dụng máy móc, thiết bị nhằm hỗ trợ an ninh tại Tòa án hoặc tiến hành xem xét việc thiết lập thủ tục kiểm tra trước khi vào Tòa" - luật sư Tùng nói.
Đã đến lúc cần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hơn nữa tại trụ sở tòa án
Trao đổi với PV, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì tòa án là trung tâm của hoạt động tư pháp, là cơ quan duy nhất được pháp luật Việt Nam quy định có nhiệm vụ bảo vệ công lý.
Bởi vậy, việc xây dựng tòa án trở thành biểu tượng công lý, trụ sở tòa án khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, cán bộ tòa án có chất lượng thì công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại trụ sở tòa án cũng cần phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xứng tầm là đại diện của cơ quan tư pháp.
Chong giet vo tai Toa Bac Giang: “Can lap may soi, siet an ninh”-Hinh-4
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội)
Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp chia sẻ: "Vụ án này là một bài học sâu sắc để cơ quan chức năng cùng cố lại lực lượng bảo vệ, hỗ trợ tư pháp tại trụ sở tòa án. Cần phải thực hiện các giải pháp sau đây để đảm bảo an toàn, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra:
- Cần tuyển chọn, sử dụng lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp có khả năng kiểm soát, phát hiện tình huống ngay từ vòng ngoài, tránh sử dụng những người già yếu, không có kỹ năng nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm làm bảo vệ tại trụ sở tòa án. Tăng cường lực lượng, số lượng bảo vệ tại tòa án, không chỉ bảo vệ vòng ngoài mà còn bảo vệ phía trong, khu tố tụng và khu vực xét xử.
- Lực lượng bảo vệ cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay từ vòng ngoài để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp đến trụ sở tòa án gây rối hoặc mang theo hung khí, vũ khí, chất nổ, chất cháy. Về lâu dài thì cần trang bị cho tòa án các máy soi, máy chiếu, thiết bị kiểm tra an ninh để phát hiện ra các trường hợp mang theo hung khí, vũ khí vào trụ sở tòa án;
- Cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức pháp chấp hành pháp luật của công dân, đặc biệt là ý thức khi làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có tòa án;
- Cần bổ sung lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp không chỉ tham gia phiên tòa hình sự mà còn duy trì an ninh trật tự ở các phiên tòa khác như phiên tòa hành chính, lao động, dân sự, kinh doanh thương mại và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực làm việc, khu vực tố tụng của tòa án trong giờ hành chính;
- Cần phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lượng giải quyết vụ việc phải chất lượng xét xử của tòa án, phấn đấu ngày càng nhiều các bản án thấu tình đạt lý. Các thẩm phán, thư ký tiếp xúc với đương sự cần phải có kĩ năng tốt, có khả năng giải thích pháp luật, hạn chế các hành vi có tính chất khiêu khích, kích động, gây bức xúc cho đương sự.
Đồng thời các thẩm phán, cán bộ tòa án cũng cần được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc xử lý các tình huống có vấn đề, trong đó có tình huống đường sự tấn công lại lực lượng chức năng và tấn công đe dọa uy hiếp tinh thần của các đương sự khác. Khi chất lượng xét xử được nâng lên thì sự bức xúc của các đương sự sẽ giảm đi. Khi kỹ năng nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tòa án tốt lên thì sẽ dễ dàng phát hiện và xử lý các tình huống có vấn đề, giảm bớt các bức xúc, bất bình của các đương sự".
Cũng theo luật sư Cường, trụ sở tòa án là một trong những mục tiêu cần được bảo vệ nghiêm ngặt, là biểu hiện của công lý, sức mạnh của nhà nước. Bởi vậy cần phải xử lý nghiêm minh đối với các hành vi gây mất an ninh trật tự tại trụ sở tòa tòa án, hành vi tấn công lại lực lượng chức năng hoặc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác ngay tại trụ sở tòa án để thể hiện tính răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
 Hiện vụ giết người tại Tòa án nhân dân huyện Lục Ngạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
>>> Xem thêm video: An Giang: Phá nhanh vụ giết người giấu xác trong đêm

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)