Công an tỉnh Hưng Yên vừa bắt giữ Đặng Quang Sơn (SN 1986), trú tại Tổ dân phố Phố Nối, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Sơn là nghi phạm đã thực hiện hành vi giết vợ là chị Lê Thị Mai (SN 1987) tại chung cư Lạc Hồng Phúc ngày 11/1.
Khoảng 21h ngày 11/1, tại phòng 6A06 CT2, chung cư Lạc Hồng Phúc thuộc Tổ dân phố Nguyễn Xá, phường Nhân Hoà (thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) do mâu thuẫn cá nhân giữa hai vợ chồng, Đặng Quang Sơn đã dùng 1 thanh kiếm bằng kim loại đâm vào ngực bên phải chị Mai dẫn đến tử vong. Sau đó, Sơn bỏ trốn và bị cảnh sát bắt giữ sau đó một ngày tại phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
|
Ảnh cắt từ clip do camera an ninh ghi lại sự việc tại chung cư Lạc Hồng Phúc
|
Trao đổi với Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai của người làm chứng, lời khai của nghi phạm gây án và trích xuất dữ liệu camera an ninh của toà nhà, các dấu vết, hung khí gây án, kết quả giám định pháp y, có đủ căn cứ cho thấy Sơn sử dụng hung khí nguy hiểm sát hại vợ. Do đó, cơ quan điều tra khởi tố đối tượng này về giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự là có căn cứ, đúng pháp luật.
Đáng chú ý, trong vụ án, nạn nhân là vợ của đối tượng gây án và hung khí gây án là một cây kiếm dài hơn 100cm và rất sắc nhọn. Thanh kiếm dài như vậy là vũ khí thô sơ, được quản lý theo luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đây là hung khí nguy hiểm có tính sát thương cao nên có sự quản lý của nhà nước.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguồn gốc và mục đích sử dụng hung khí này để làm căn cứ giải quyết vụ án, đồng thời cũng để thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm.
Luật sư Cường phân tích hành vi của Sơn cho biết, một người bình thường sẽ nhận thức được rằng với sức vóc của một người đàn ông to khỏe như vậy mà dùng hung khí nguy hiểm (kiếm dài và sắc nhọn), đâm vào vụ trọng yếu (vùng ngực) của nạn nhân là phụ nữ, hoàn toàn có thể tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
Đối tượng nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra, đây là hành vi giết người, tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác nên hành vi này bị xử lý về tội giết người là có căn cứ.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi và đặc biệt là sẽ làm rõ nhận thức của đối tượng này tại thời điểm thực hiện hành vi sát hại nạn nhân.
Trường hợp kết quả điều tra cho thấy đối tượng này hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là có thể nguy hiểm nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi, mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra, đây là hành vi giết người.
Trường hợp đối tượng sát hại nạn nhân do bực tức hoặc do say rượu bia, sử dụng trái phép chất ma túy dẫn đến mất khả năng nhận thức và thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng của nạn nhân, vẫn xử lý về tội giết người theo quy định tại điều 13 và điều 123 Bộ luật Hình sự.
Theo quy định của pháp luật thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc các chất cấm dẫn đến mất khả năng nhận thức khi thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi vậy, nếu đối tượng này mất khả năng nhận thức do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà thực hiện hành vi giết người, mới có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự, còn các trường hợp khác dù có mất khả năng nhận thức thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu vì mẫu thuẫn vợ chồng mà đối tượng này đã sử dụng kiếm dài để đâm chết vợ thì đây là hành vi có tính chất côn đồ, là tình định khung để tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Thông tin ban đầu cho thấy, Sơn bế vợ ra cầu thang máy để đưa đến viện cấp cứu, gọi người nhà đến chăm sóc rồi mới bỏ trốn. Đây là tình tiết cho thấy đối tượng không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, hành vi sử dụng kiếm để đâm vào vùng hiểm yếu của nạn nhân đã cấu thành tội giết người, không phụ thuộc vào việc nạn nhân tử vong hay không.
Nội dung này được quy định trong Bộ luật Hình sự và án lệ số 47/2021/AL của Hội đồng thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao. Bởi vậy hành vi cấu thành tội phạm từ thời điểm đối tượng sử dụng hung khí nguy hiểm, đánh vào vùng trọng yếu của nạn nhân, kể cả trường hợp nạn nhân không chết do được cấp cứu kịp thời thì hành vi này cũng được xác định là hành vi giết người nên việc xử lý đối tượng về tội giết người là có căn cứ.. Có thể đối tượng không có mục đích sát hại nạn nhân nhưng hành vi có thể dẫn đến nạn nhân tử vong, đây cũng là tội giết người.
|
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường |
Với hành vi có tính chất côn đồ, hậu quả nạn nhân tử vong như vậy, đối tượng sẽ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất theo khoản 1, Điều 123 Bộ luật hình sự là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của đối tượng gây án, xác định động cơ gây án của đối tượng. Tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì chăng nữa, xuất phát từ mâu thuẫn như thế nào thì hành vi dùng dao kiếm để tấn công vợ mình, giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng "vũ khí nóng" cũng là hành vi rất đáng trách, rất đáng lên án và không có gì có thể bao biện được.
Nếu chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng mà người đàn ông sử dụng kiếm để đâm chết vợ mình thì đó là hành vi man rợ, tàn nhẫn, là vụ án chưa từng xảy ra. Đối tượng này sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, tuy nhiên bản án lương tâm, sự lên án của cộng đồng xã hội cũng là áp lực, là vấn đề mà bị can này sẽ phải đối mặt trong thời gian tới đây.
>>> Mời độc giả xem thêm video Lộ diện hung thủ giết người, bọc thi thể trong bao dứa ở Hải Phòng