Chìm ca nô 15 người chết ở Quảng Nam: “Mất bò mới lo làm chuồng”…quá muộn

Google News

Không thể cứ mỗi vụ tai nạn thương tâm xảy ra “mất bò mới lo làm chuồng” mà phải xử lý thật nghiêm tổ chức, cá nhân nếu có vi phạm để răn đe.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về vụ chìm ca nô du lịch QNa-1152 của Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông khi chở 39 người từ Cù Lao Chàm về Cửa Đại khiến 15 người chết, 2 người hiện đang mất tích, đại biểu Phạm Văn Hòa - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, đây là sự cố rất đặc biệt nghiêm trọng.
Chim ca no 15 nguoi chet o Quang Nam: “Mat bo moi lo lam chuong”…qua muon
Các nạn nhân vụ lật ca nô được cấp cứu. 
“Bộ Công an và Công an tỉnh Quảng Nam phải vào cuộc làm rõ, nguyên nhân, lý do dẫn đến vụ lật ca nô trên. Trước tiên trách nhiệm phải thuộc về thuyền trưởng tàu du lịch, Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông và các cơ quan chức trách địa phương. Cần xem xét việc điều khiển phương tiện có đúng quy trình, quy định hay không, chở số khách có đúng người theo quy định hay không, du khách có mặc áo phao hay không, thiết kế, tiêu chuẩn của tàu chở khách du lịch có phù hợp hay không?... Đồng thời làm rõ trách nhiệm của Sở VH-TT&DL trong quản lý du lịch và trách nhiệm các sở, ngành quản lý phương tiện vận tải đường thủy…”, đại biểu Hòa nêu ý kiến.
Theo đại biểu Hòa, cần quy trách nhiệm rành mạch, rõ ràng. Đây là liên đới trách nhiệm bởi đây là vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, số lượng mạng người rất nhiều.
“Nếu sự cố do khách quan thì khác nhưng nếu do chủ quan, xem nhẹ tính mạng du khách gây ra thương vong lớn như vậy cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Phải làm rõ trách nhiệm. Những gia đình có người thân thiệt mạng trong vụ tai nạn trên rất đau khổ, phải trả lại sự công bằng xứng đáng cho những người đó”, ông Hòa nói.
Chim ca no 15 nguoi chet o Quang Nam: “Mat bo moi lo lam chuong”…qua muon-Hinh-2
 
Chim ca no 15 nguoi chet o Quang Nam: “Mat bo moi lo lam chuong”…qua muon-Hinh-3
 
Chim ca no 15 nguoi chet o Quang Nam: “Mat bo moi lo lam chuong”…qua muon-Hinh-4
Hình ảnh ca nô gặp nạn. 
Đại biểu Phạm Văn Hòa, vụ việc trên không chỉ là chuyện “mất bò mới lo làm chuồng” mà những người có trách nhiệm phải biết và hiểu rõ tính mạng con người là trên hết. Khi xảy ra vụ tai nạn ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người như trên, nếu do mặt chủ quan của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xử lý nghiêm theo pháp luật hình sự.
“Đây là trách nhiệm chung chứ không chỉ rà soát kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa trên cả nước. Các lực lượng chức năng phải rà soát, kiểm tra khách quan, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chứ khi xảy ra vụ việc như vậy “mất trâu bò mới lo làm chuồng” mà người ta phải biết trước những hậu quả sẽ xảy ra. Cứ sự việc xảy ra mới chấn chỉnh thì họ nhờn đi mà khi sự việc xảy ra phải xử lý thật nghiêm minh”, đại biểu Hòa cho biết.

Kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:

Ngay sau khi xảy ra sự việc chìm ca nô du lịch ở biển Cửa Đại, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Nam khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân; lưu ý kiểm tra vi phạm về điều kiện kinh doanh trên đường thủy nội địa, nhất là hoạt động chở khách tham quan du lịch trên đường thủy nội địa, siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi chở quá số người quy định, kể cả xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp du lịch khi để xảy ra vi phạm, không để xảy ra các sự việc tương tự.

Bộ GTVT chỉ đạo Sở GTVT tỉnh Quảng Nam và các Sở GTVT địa phương kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm; đặc biệt xem xét trách nhiệm của chủ doanh nghiệp (chủ phương tiện) gây tai nạn nêu trên.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo siết chặt công tác quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa trên địa bàn; tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đối với đơn vị kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.

Ủy ban ATGT Quốc gia nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian qua, trong đó có các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường thủy nội địa; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các vụ tai nạn, đề xuất giải pháp xử lý.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát

Tối 26/2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Chính phủ có các biện pháp chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông nói chung, an toàn giao thông đường thủy nói riêng để không xảy ra các vụ việc tương tự trên địa bàn cả nước, nhất là trong mùa lễ hội hàng năm.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn

Sáng 27/2, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn 1073 yêu cầu các sở ngành liên quan tập trung khắc phục hậu quả vụ tai nạn. Trong đó, giao Công an tỉnh này khẩn trương điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn, kiểm tra vi phạm về điều kiện kinh doanh trên đường thủy nội địa, nhất là hoạt động vận chuyển khách tham quan du lịch đường thủy nội địa. Sở Giao thông vận tải kiểm tra toàn diện việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, xử lý trách nhiệm nếu phát hiện vi phạm.

Rà soát những tồn tại, bất cập trong hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa

Ngày 27/2, Cục CSGT (Bộ Công an) đã có điện chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tập trung phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương rà soát, kiểm tra, thống kê, đánh giá thực trạng tất cả hoạt động vận tải hành khách liên quan đến phương tiện thuỷ nội địa gồm: hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định, ngang sông, dọc sông, du lịch, lễ hội, lưu trú nghỉ đêm…Tập trung các nội dung: điều kiện hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách; điều kiện hoạt động của phương tiện, thuyền viên; điều kiện kinh doanh vận tải; phương án cứu nạn, cứu hộ tại chỗ; công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Riêng đối với các tuyến vận tải đường thủy từ bờ ra đảo phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan, đặc biệt là ở những nơi có nhiều lực lượng cùng có chức năng xử lý vi phạm, nhưng không xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động vận tải hành khách.

Thông qua công tác rà soát để làm rõ những tồn tại, bất cập trong hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa, nhất là việc thiết kế phương tiện gây khó khăn cho việc thoát nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn; phân tích, đánh giá nguyên nhân xảy ra các vụ TNGT đường thủy và đề xuất giải pháp khắc phục.

Lực lượng Cảnh sát đường thủy tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy. Trong đó tập trung kiểm tra ngay tại các đầu bến, các địa bàn phức tạp về hoạt động vận tải hành khách, kiên quyết đình chỉ hoạt động và không cho xuất bến đối với các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn như chở quá số người quy định, thiếu thiết bị an toàn, cứu sinh, cứu đắm, không có danh sách hành khách theo quy định… hoặc khi điều kiện thời tiết không bảo đảm…

>>> Mời độc giả xem video Vụ lật cano ở Hội An:

Nguồn: VTV24

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)