Chiều chủ nhật cuối cùng của năm Nhâm Dần (15/1), phố cổ Hà Nội chật cứng người, đặc biệt là tại các điểm buôn bán thực phẩm, đồ trang trí và thời trang.Phố Hàng Giầy, Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) - "thủ phủ" của bánh kẹo, mứt Tết ngay từ 10h sáng, đông đúc người qua lại khi tiểu thương liên tục nhập hàng, khách chen chân chọn lựa đồ ăn thức uống.Quầy bánh kẹo bán theo cân được nhiều người quan tâm chọn mua vì sự đa dạng. Theo tham khảo, giá từ 200.000 đồng/kg, không chênh lệch nhiều so với ngày thường.Phố Hàng Đường nổi tiếng với những tiệm ô mai, mứt ngọt dịp này cũng có lượng khách ra vào liên tục."Mình vừa đến, mới mua được ít hàng nhưng đã cảm nhận rõ không khí Tết ở đây. Phố cổ có các khu vực bán đồ chuyên biệt nên rất dễ để sắm Tết. Mình nghĩ đó là lý do nhiều người chọn trung tâm thủ đô để mua sắm vào dịp này", Hà Phương (khách mua hàng) nói.Tại chợ Hàng Bè - siêu chợ ẩm thực giữa lòng phố cổ cũng có không khí tấp nập trong cả buổi sáng và chiều chủ nhật cuối cùng của năm. Những món ngon như cá kho, gà cúng... nổi tiếng chợ này dù giá thành đắt đỏ nhưng vẫn đắt hàng, khách chủ yếu là người dân sinh sống ở các quận lân cận.Gà luộc ngậm hoa hồng là một trong những mặt hàng đắt khách ở đây từ dịp lễ Táo quân đến hết ngày 30 Tết. Giá bán là 250.000 đồng/kg, nếu mua cả một con gà cúng, giá khoảng 600.000 đồng.Một mâm gà cúng đẹp và cầu kỳ được khách hàng đặt riêng để thắp hương có giá 2 triệu đồng. Chị Dung (chủ cửa hàng) cho biết: "Những mâm xôi gà cúng ngày thường khách ít đặt nhưng cận Tết thì liên tiếp có người mua. Giá còn thay đổi tùy theo nhu cầu của mọi người".Giò chả tại phố Cầu Đông cũng là mặt hàng được nhiều người lựa chọn, đặt trước để sát ngày Tết đến lấy. "Giá giò chả nhà tôi năm nay không tăng nhiều, vì còn tùy thuộc vào giá thịt lợn trên thị trường", anh Yến Hiền (chủ cửa hàng) chia sẻ.Nhân dịp này, nhiều du khách quốc tế tranh thủ dạo chơi ở các tuyến phố kinh doanh sầm uất để tìm hiểu không khí Tết của Hà Nội. Các phương tiện và người đi bộ chen lấn giữa lòng đường, còn hàng hóa của các cửa hàng đã được bày chiếm hết không gian vỉa hè.
Chiều chủ nhật cuối cùng của năm Nhâm Dần (15/1), phố cổ Hà Nội chật cứng người, đặc biệt là tại các điểm buôn bán thực phẩm, đồ trang trí và thời trang.
Phố Hàng Giầy, Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) - "thủ phủ" của bánh kẹo, mứt Tết ngay từ 10h sáng, đông đúc người qua lại khi tiểu thương liên tục nhập hàng, khách chen chân chọn lựa đồ ăn thức uống.
Quầy bánh kẹo bán theo cân được nhiều người quan tâm chọn mua vì sự đa dạng. Theo tham khảo, giá từ 200.000 đồng/kg, không chênh lệch nhiều so với ngày thường.
Phố Hàng Đường nổi tiếng với những tiệm ô mai, mứt ngọt dịp này cũng có lượng khách ra vào liên tục.
"Mình vừa đến, mới mua được ít hàng nhưng đã cảm nhận rõ không khí Tết ở đây. Phố cổ có các khu vực bán đồ chuyên biệt nên rất dễ để sắm Tết. Mình nghĩ đó là lý do nhiều người chọn trung tâm thủ đô để mua sắm vào dịp này", Hà Phương (khách mua hàng) nói.
Tại chợ Hàng Bè - siêu chợ ẩm thực giữa lòng phố cổ cũng có không khí tấp nập trong cả buổi sáng và chiều chủ nhật cuối cùng của năm. Những món ngon như cá kho, gà cúng... nổi tiếng chợ này dù giá thành đắt đỏ nhưng vẫn đắt hàng, khách chủ yếu là người dân sinh sống ở các quận lân cận.
Gà luộc ngậm hoa hồng là một trong những mặt hàng đắt khách ở đây từ dịp lễ Táo quân đến hết ngày 30 Tết. Giá bán là 250.000 đồng/kg, nếu mua cả một con gà cúng, giá khoảng 600.000 đồng.
Một mâm gà cúng đẹp và cầu kỳ được khách hàng đặt riêng để thắp hương có giá 2 triệu đồng. Chị Dung (chủ cửa hàng) cho biết: "Những mâm xôi gà cúng ngày thường khách ít đặt nhưng cận Tết thì liên tiếp có người mua. Giá còn thay đổi tùy theo nhu cầu của mọi người".
Giò chả tại phố Cầu Đông cũng là mặt hàng được nhiều người lựa chọn, đặt trước để sát ngày Tết đến lấy. "Giá giò chả nhà tôi năm nay không tăng nhiều, vì còn tùy thuộc vào giá thịt lợn trên thị trường", anh Yến Hiền (chủ cửa hàng) chia sẻ.
Nhân dịp này, nhiều du khách quốc tế tranh thủ dạo chơi ở các tuyến phố kinh doanh sầm uất để tìm hiểu không khí Tết của Hà Nội. Các phương tiện và người đi bộ chen lấn giữa lòng đường, còn hàng hóa của các cửa hàng đã được bày chiếm hết không gian vỉa hè.