Phi cầu sài là một loại hải sản vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Phi có ở nhiều nơi vùng ven biển Thanh Hóa như Hải Lộc (Hậu Lộc), Lạch Ghép (Quảng Xương), Lạch Hới (Sầm Sơn). Ảnh: InternetTuy nhiên, chỉ có phi của khúc sông Trà mới được xem là "sơn hào hải vị" để dâng vua thừa xưa. Phi ở đây có vỏ mỏng, ruột trắng ăn rất ngon nấu được nhiều món. Ảnh: Crystal BayPhi cầu sài trông giống con trai biển nhưng vỏ mỏng hơn, con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột phi dày, trắng ngần. Ảnh: FacebookPhi sống sâu dưới cát cả nửa mét, hai chiếc tua dài như hai sợi râu thò lên mặt đất ăn sinh vật phù du. Ảnh: TripzoneTua của phi cũng chính là hai chiếc “ăng ten” cực kỳ nhạy, có động là chúng chui vào cát. Vì vậy, bắt phi là một công việc khó nhọc. Ảnh: Dân ViệtĐào phi phải dựa vào con nước, trời yên biển lặng thì phi mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Những ngày biển động hoặc trở trời, không thể xác định phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông. Ảnh: InternetTừ khoảng tháng 3 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm con phi vào mùa. Những người đào phi ở chỗ sâu thường hạn chế việc đeo bao tay vì để bàn tay trần sẽ dễ cảm nhận được vị trí nằm của phi. Ảnh: InternetNgày nay, phi được biết tới nhiều hơn. Phi nguyên vỏ có giá khoảng 30.000 đồng/kg, còn loại tách vỏ được bán với giá lên tới 180.000 đồng/kg. Ảnh: InternetPhi có thể chế biến thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo, song thông thường là nấu canh và rán. Ảnh: CrystalbayNhững ai đã từng thưởng thức phi cầu sài một lần không thể quên được cái giòn sần sật, vị ngọt thấm dần từ đầu môi đến cổ họng. Ảnh: Dân Việt
Phi cầu sài là một loại hải sản vừa sống ở nước mặn, vừa sống ở nước lợ. Phi có ở nhiều nơi vùng ven biển Thanh Hóa như Hải Lộc (Hậu Lộc), Lạch Ghép (Quảng Xương), Lạch Hới (Sầm Sơn). Ảnh: Internet
Tuy nhiên, chỉ có phi của khúc sông Trà mới được xem là "sơn hào hải vị" để dâng vua thừa xưa. Phi ở đây có vỏ mỏng, ruột trắng ăn rất ngon nấu được nhiều món. Ảnh: Crystal Bay
Phi cầu sài trông giống con trai biển nhưng vỏ mỏng hơn, con lớn nhất dài cả gang tay. Ruột phi dày, trắng ngần. Ảnh: Facebook
Phi sống sâu dưới cát cả nửa mét, hai chiếc tua dài như hai sợi râu thò lên mặt đất ăn sinh vật phù du. Ảnh: Tripzone
Tua của phi cũng chính là hai chiếc “ăng ten” cực kỳ nhạy, có động là chúng chui vào cát. Vì vậy, bắt phi là một công việc khó nhọc. Ảnh: Dân Việt
Đào phi phải dựa vào con nước, trời yên biển lặng thì phi mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Những ngày biển động hoặc trở trời, không thể xác định phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông. Ảnh: Internet
Từ khoảng tháng 3 đến tháng 7 hàng năm là thời điểm con phi vào mùa. Những người đào phi ở chỗ sâu thường hạn chế việc đeo bao tay vì để bàn tay trần sẽ dễ cảm nhận được vị trí nằm của phi. Ảnh: Internet
Ngày nay, phi được biết tới nhiều hơn. Phi nguyên vỏ có giá khoảng 30.000 đồng/kg, còn loại tách vỏ được bán với giá lên tới 180.000 đồng/kg. Ảnh: Internet
Phi có thể chế biến thành các món xào, rán, nấu canh hay cháo, song thông thường là nấu canh và rán. Ảnh: Crystalbay
Những ai đã từng thưởng thức phi cầu sài một lần không thể quên được cái giòn sần sật, vị ngọt thấm dần từ đầu môi đến cổ họng. Ảnh: Dân Việt