Chặn triệt để mại dâm cần công khai tên “quý ông” hám của lạ?

Google News

Trung tá Đào Trung Hiếu (Bộ Công an) cho rằng: "Nên công khai danh tính của người mua dâm, bởi quy định này có tác dụng răn đe rất lớn với nhiều người, sẽ khiến nhiều người sợ tổn hại về danh dự, uy tín... mà không dám mua dâm".

Bộ Công an vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Theo đó sẽ tăng mức xử phạt người mua dâm lên mức 1-2 triệu, cao nhất là 2-5 triệu nếu mua dâm từ 2 người trở lên cùng lúc.  
Như vậy, mức phạt này đã tăng gấp đôi với quy định cũ (người mua dâm bị phạt hành chính từ 500.000 đến 1 triệu đồng).
Ngay lập tức dự thảo này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng mức xử phạt sẽ không triệt tiêu được tận gốc tệ nạn mại dâm. Thay vì tăng mức xử phạt thì có thể áp dụng hình thức công khai tên, tuổi người mua dâm
Chan triet de mai dam can cong khai ten “quy ong” ham cua la?
 Ảnh minh họa.
Công khai tên người mua dâm... đố "quý ông" nào dám "bóc bánh"
Trung tá Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng: "Không thể giải quyết triệt để tình hình tệ nạn mại dâm, nếu không triệt tiêu được các yếu tố tiêu cực trong đời sống là nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh loại tệ nạn này, như sự xuống cấp của đạo đức xã hội, vấn đề thiếu việc làm...
Theo tôi nên công khai danh tính của người mua dâm. Quy định này có tác dụng răn đe rất lớn với nhiều người. Vì việc nộp phạt mà không bị nêu tên, vẫn chưa khiến nhiều người thấy sợ. Việc công khai danh tính sẽ khiến nhiều người vì sợ tổn hại về danh dự, uy tín... mà không dám thực hiện hành vi mua dâm".
Trung tá Hiếu nói: "Mức xử phạt đề xuất trong dự thảo Nghị định là phù hợp với mặt bằng thu nhập của nhiều nhóm dân cư, để đảm bảo tính khả thi thực hiện quyết định xử phạt. 2 triệu đồng là khoản tiền không nhỏ so với thu nhập của nhiều người. Nếu quy định mức tiền xử phạt quá cao, có thể dẫn đến việc người vi phạm không có khả năng nộp phạt, ảnh hưởng đến tính khả thi của biện pháp xử lý".
Chan triet de mai dam can cong khai ten “quy ong” ham cua la?-Hinh-2
 Trung tá Đào Trung Hiếu (Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) 
Cũng trao đổi về vấn đề này trên báo chí, trước đó, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, cần phải nói rõ việc mua dâm là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục. Do vậy, việc công khai danh tính người mua dâm không có gì trái với các quy định của pháp luật.
"Từ lâu rồi, tôi đã đề xuất công khai danh tính người mua dâm đến cơ quan, đơn vị người đó công tác và chính quyền địa phương để đảm bảo xử lý công bằng giữa người mua và người bán, vì có cung mới có cầu và ngược lại.
Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ quy định việc thông báo vi phạm của người mua dâm tới người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, áp dụng với các trường hợp người mua dâm là cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, như vậy là chưa công bằng.
Thực tế, nếu áp dụng cả hai chế tài xử phạt và công khai danh tính, đồng thời thực thi nghiêm túc, kết hợp với công tác tuyên truyền giáo dục, quản lý, hỗ trợ giải quyết việc làm thì hiệu quả xử lý chắc chắn sẽ cao hơn. Tôi cho rằng việc phạt hành chính vẫn phải thực hiện. Đi kèm với xử phạt dứt khoát phải có chế tài vì có những trường hợp người mua dâm là “đại gia” thì phạt tiền không có nghĩa lý gì, không có tác dụng răn đe và giáo dục lâu dài. Do vậy, việc phạt tiền cần phải nghiên cứu điều chỉnh theo hướng xử phạt cao, đi kèm là áp dụng hình thức công khai danh tính người mua dâm" - ông Lợi cho biết.
"Người đi mua dâm không vi phạm pháp luật hình sự"
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Việc công khai người mua dâm lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức công khai khác như niêm yết công khai hoặc báo về cơ quan quản lý nơi cư trú là không nên."
Theo luật sư Tùng: "Việc mua dâm xuất phát từ nhu cầu sinh lý cá nhân và nhu cầu này không phải lúc nào cũng có thể ngăn cản hoặc không thể triệt tiêu. Về mặt sinh học mà nói thì đây là một trong những quyền tự nhiên. Nếu để so sánh hành vi mua dâm với những hành vi như hiếp dâm, cưỡng dâm… (theo quy định của BLHS) về bản chất thì vẫn có hành vi khách quan là quan hệ tình dục hoặc giao cấu nhưng rõ ràng hậu quả của mua dâm là nhẹ hơn các hành vi kia rất nhiều.
Người mua dâm nhận được sự đồng ý của bên bán dâm chứ không phải thuộc các trường hợp cưỡng ép. Do đó vì sao người đi mua dâm không vi phạm pháp luật hình sự. Người mua dâm chỉ vi phạm hành chính".
Chan triet de mai dam can cong khai ten “quy ong” ham cua la?-Hinh-3
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Luật sư Tùng phân tích, người mua dâm không phải ai cũng là người xấu, việc mua dâm không đánh giá được hết nhân cách cũng như những cống hiến của người đó cho gia đình và xã hội. Mặc dù hành vi này có vi phạm và là không nên thực hiện. Do đó, nếu công khai danh tính người mua dâm sẽ xâm phạm đến các quyền về thông tin, về danh dự nhân phẩm của người mua dâm và có thể dẫn đến những hậu quả tệ hại khác. Vì thế mà mục đích phòng ngừa và giảm bớt tệ nạn chưa chắc đã đạt hiệu quả.
"Mục tiêu lớn nhất của hình phạt và hình thức xử phạt trong hành chính là để giáo dục, răn đe,là phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa vi phạm. Đây cũng là một trong những đỉnh cao mà pháp luật hướng tới. Việc trừng trị đối với các hành vi vi phạm chủ yếu xảy ra ở tội phạm. Pháp luật vẫn có các chính sách khoan hồng, hướng người vi phạm quay trở về đúng con đường tuân thủ tốt pháp luật. Do đó, xử phạt người mua dâm là điều cần thiết nhưng việc công khai danh tính là không nên" - Luật sư Tùng nhấn mạnh. 
Luật sư Phạm Văn Thạch, Đoàn luật sư TP.HCM đồng quan điểm, mục đích của việc xử lý người vi phạm ngoài việc xử phạt còn có ý nghĩa răn đe, giáo dục. Công khai danh tính người mua dâm liệu việc cảm hóa, giáo dục người vi phạm có đạt hiệu quả và phòng ngừa chung? Và sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn tác động rất xấu đến gia đình người đó như vợ, con họ cũng bị tổn thương tâm lý, trẻ không còn dám đến trường vì xấu hổ, mặc cảm với bạn bè xung quanh. Áp lực xã hội có thể khiến họ nghĩ quẩn mà làm những điều tệ hại khác lớn hơn nên việc làm này chắc chắn không đạt mục đích là phòng ngừa và giảm bớt tệ nạn?
Hành vi mua dâm chỉ là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính mà chế tài đã có quy định, người mua dâm không phải là tội phạm thì vấn đề nêu tên, tuổi cần phải thận trọng hơn. Một số tội phạm trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ tòa cho xử kín. Hay người phạm tội hình sự khi bị tòa xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo và giao cho chính quyền địa phương quản lý, giáo dục thì phần lớn cũng không công khai đưa ra kiểm điểm giáo dục trước đoàn thể, chính quyền địa phương, cộng đồng... thì liệu việc đề xuất xử phạt người mua dâm thật nặng rồi còn công khai danh tính của họ có hiệu quả không? Có hướng tới mục tiêu răn đe, giáo dục hơn trừng trị?
>>> Xem thêm video: Bắt nhóm môi giới mại dâm cho khách nước ngoài

Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)