Đến tham dự hội nghị có TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam; TS Lê Công Lương - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng - Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, cùng đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục.
|
Toàn cảnh Hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Cường - Vụ Phó Vụ pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Luật giáo dục dự kiến sửa đổi 29 điều và bổ sung thêm một điều mới: Điểm thứ nhất: Điểm a, Khoản 1, Điều 77 được sửa đổi theo hướng nâng cao, chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên.
Điểm thứ hai sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 105, quy định “Học phí là khoản tiền của gia đình người học người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí”.
|
TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại hội nghị. |
Điểm thứ ba: Sửa đổi, bổ sung Điều 81, quy định về tiền lương. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, lương của giáo viên phải được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo cũng vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.
|
Ông Nguyễn Đức Cường - Vụ Phó Vụ pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội nghị. |
Chia sẻ về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, TS Lê Công Lương - Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho rằng: Ban soạn thảo Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm rõ được các vấn đề về đánh giá lại luật giáo dục hiện hành được thực hiện thế nào? Phải xác định rõ mục tiêu sửa đổi cụ thể của Luật giáo dục mới là gì? Đưa ra quan điểm của Bộ về chủ trương, mục đích sửa đổi luật lần này như thế nào?
Tuy nhiên, trong phần thảo luận về vấn đề trên có rất nhiều ý của các chuyên gia lĩnh vực giáo dục đồng tình và không đồng tình. Những ý kiến không đồng tình cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và xây dựng kỹ hơn, phải làm lại để thể hiện được những quan điểm có tính chất chỉ đạo nhất quán.
Trước những ý kiến TS Phan Tùng Mậu khẳng định, sẽ tiếp thu đóng góp của các chuyên gia lĩnh vực giáo dục, khoa học một cách khách quan đầy đủ và sẽ đóng góp với Bộ Giáo dục và Đào tạo.