Bát nháo quảng cáo TPCN, TPBVSK: Buông lỏng, khiến lòng tin bị lợi dụng

Google News

Không chỉ trên mạng xã hội, thông tin quảng cáo TPCN, TPBVSK cũng xuất hiện nhan nhản khắp các trang thông tin điện tử, thậm chí cả báo chính thống. Đáng nói phần đa thông tin đưa sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng...

Lòng tin bị lợi dụng
Thời gian gần đây, sự phát triển của mạng xã hội, internet khiến người dân có cơ hội tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên không ít đối tượng lợi dụng các kênh thông tin vào việc quảng cáo cho các sản phẩm Thực phẩm chức năng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPCN, TPBVSK) với nội dung trái quy định nhằm lôi kéo người tiêu dùng.
Trong suốt thời gian dài, trên trang thông tin của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tục đăng tải khuyến cáo về loạt trang web quảng cáo sản phẩm TPCN, TPBVSK với nội dung như thuốc chữa bệnh. Các trang này còn sử dụng danh tính bác sỹ, cơ quan y tế, bệnh nhân để quảng cáo TPCN, TPBVSK vi phạm quy định pháp luật, lừa dối người tiêu dùng.
Đáng nói, các trang web đưa thông tin, nội dung quảng cáo trái quy định của pháp luật đang len lỏi vào cả những trang thông tin tổng hợp, trang tin điện tử, thậm chí là báo chính thống bằng nhiều hình thức.
Bat nhao quang cao TPCN, TPBVSK: Buong long, khien long tin bi loi dung
Phần nội dung tài trợ trên trang tin điện tử. (Ảnh chụp màn hình) 
Chia sẻ với PV Thương hiệu & Sản phẩm về vấn đề này, ông Ngô Huy Toàn – Trưởng phòng Thanh tra Báo chí và Thông tin trên mạng (Bộ Thông tin & Truyền thông) cho biết: “Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hoạt động quảng cáo đã len lỏi dưới nhiều hình thức, trong đó xuất hiện cả ở cơ quan báo chí chính thống. Đặc biệt là quảng cáo liên quan tới các sản phẩm trong lĩnh vực y tế như TPBVSK, TPCN”.
Đơn cử như trang tin điện tử có tên miền baomoi.com. Trang tin này hút tin bài từ khắp các nguồn, đa phần là báo chính thống ở mọi lĩnh vực. Do tính cập nhật nhanh, nội dung đa dạng nên hàng ngày rất nhiều người truy cập vào baomoi.com. Đáng nói thời gian gần đây trên trang này thường xuyên xuất hiện loại tin bài có ghi Tài trợ. Bấm vào link, lập tức hiện ra đường dẫn tới trang quảng cáo của sản phẩm, không thuộc quản lý của bất cứ cơ quan báo chí nào.
Không chỉ trên trang tin tổng hợp, thực tế hiện trên nhiều bản điện tử của các báo, tạp chí uy tín cũng xuất hiện các đường dẫn núp bóng tin, bài để đưa bạn đọc tới website quảng cáo sản phẩm TPCN, TPBVSK. Khi bấm vào, thay vì hiện lên bài viết của báo, link này lại đưa bạn đọc tới địa chỉ website khác. Hoặc, thông tin quảng cáo được khéo léo lồng trong một bài viết thuộc mục sức khỏe, đời sống.
Bat nhao quang cao TPCN, TPBVSK: Buong long, khien long tin bi loi dung-Hinh-2
 Các bài viết quảng cáo cho TPCN, TPBVSK trên báo chính thống đặt dưới dạng tin, bài
Đáng nói, nội dung thông tin trên các website được chỉ hướng từ trang điện tử của báo chính thống đều được cài tự động. Đơn vị quản lý báo điện tử không thể kiểm soát được nội dung quảng cáo về TPCN, TPBVSK trong website.
Đánh giá về thực trạng trên ông Toàn cho biết: “Nhiều cơ quan báo chí đang sử dụng công cụ quảng cáo tự động. Đây là hình thức quảng cáo xuất hiện rất nhiều sai sót. Sai sót là do cơ quan báo chí đã chưa quan tâm đúng mức, chưa kiểm soát đối với nội dung quảng cáo trên công cụ tự động này.”
Ở góc độ của bạn đọc, khi xem thông tin trên internet qua một đường link, rất nhiều người không phân biệt được đâu là báo, đâu là trang tin điện tử. Trường hợp phân biệt được, với nguồn dẫn lại từ báo chính thống, quảng cáo sản phẩm TPCN, TPBVSK rất dễ lấy được lòng tin của người dân.
Cần có trách nhiệm với bạn đọc
Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, các loại TPCN, TPBVSK chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ sức khỏe chứ không thể trị bệnh. Việc hiểu lầm đó là thuốc chữa bệnh sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng khi nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm chức năng. Đặc biệt sẽ khiến cho việc chữa trị của người bệnh bị kéo dài và gây ra những hậu quả khó lường.
Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân: TPBVSK, TPCN chỉ có công dụng hỗ trợ sức khỏe không có tác dụng điều trị bệnh, không có tác dụng diệt virut, trị cảm cúm…
Quảng cáo TPBVSK, TPCN nhờ cài nguồn dẫn link từ trang tin điện tử, báo chính thống mà chiếm được lòng tin từ bạn đọc. Đồng nghĩa, nếu nội dung về các sản phẩm này sai sự thật thì người dân cũng bị mắc lừa, bỏ tiền ra mua TPCN, TPBVSK về dùng mà không có được hiệu quả như mong muốn, thậm chí tổn hại sức khỏe.
Bat nhao quang cao TPCN, TPBVSK: Buong long, khien long tin bi loi dung-Hinh-3
 Ông Ngô Huy Toàn – Trưởng phòng Thanh tra Báo chí và Thông tin trên mạng
Trưởng phòng Thanh tra Báo chí và Thông tin trên mạng nhận định: “Cơ quan báo chí đang có biểu hiện phó mặc cho đơn vị quảng cáo thực hiện quyền quảng cáo theo hợp đồng. Dẫn tới, nhà quảng cáo lợi dụng sơ hở đưa nội dung quảng cáo vi phạm lên những trang chính thống. Đây là cái cần khắc phục vì ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi hợp pháp, lợi ích chính đáng của bạn đọc, đặc biệt là người bệnh.”
Bạn đọc tìm đến trang thông tin điện tử, báo chính thống vì tin tưởng nội dung. Thế nhưng nếu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, để người dân bị tổn hại sức khỏe, tiền bạc thì ai chịu trách nhiệm?
Quảng cáo TPCN, TPBVSK gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/ 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.
Quảng cáo TPCN, TPBVSK gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Mức phạt tiền là từ 20.000.000 đồng đến 30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.
Theo Hà Linh/Thương hiệu & Sản phẩm

>> xem thêm

Bình luận(0)