Báo chí đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy bình đẳng giới

Google News

Toạ đàm “Giới và báo chí” là không gian để nhà báo và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm về giới trên các phương tiện báo chí, truyền thông.

Sáng ngày 18/10, Toạ đàm “Giới và báo chí” được tổ chức tại trụ sở Liên hợp Quốc (Ba Đình, HN) hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Toạ đàm do nhóm Đại sứ G4: Nauy, New Zealand, Thuỵ Sĩ, Canada phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Câu lạc bộ Nhà báo nữ thuộc Hội Nhà báo Việt Nam đồng tổ chức. Tọa đàm có sự tham gia của nhiều phóng viên, nhà báo đại diện các cơ quan báo chí.
Phát biểu khai mạc toạ đàm, bà Hide Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết, bình đẳng giới là quyền con người và đã được nêu trong các chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững. Báo chí có sức mạnh tạo nên những quan điểm để hiểu biết về giới, định hình góc nhìn đúng đắn của độc giả về bình đẳng giới.
Bao chi dong vai tro quan trong trong thuc day binh dang gioi
 Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hide Solbakken chia sẻ tại tọa đàm.
“Bình đẳng giới là bất cập tồn tại không chỉ ở Việt Nam. Nhiều khi, báo chí chú trọng quá nhiều mô tả bề ngoài, trang phục ở phụ nữ trong khi ở nam giới lại không đề cập. Định kiến khuôn mẫu giới nguồn gốc từ tư tưởng trong xã hội, có nguy cơ dẫn tới bạo lực giới. Để có thể ứng phó với tình trạng này, báo chí có trách nhiệm như thế nào? Tôi hy vọng toạ đàm hữu ích để các nhà báo, chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm trong việc báo chí đăng bài về giới”, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam chia sẻ.
Phó đại diện thường trú đại diện UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman đề cao vai trò của báo chí trong việc đưa tin bài tác động đến góc nhìn của độc giả về giới: “Đội ngũ nhà báo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách tăng cường tính nhạy cảm giới, sử dụng ngôn ngữ phù hợp”, ông Patrick nói.
Tại sự kiện, Tiến sĩ Minelle Mahtani, Viện Công bằng Xã hội - giáo viên dạy chuyên ngành báo chí Đại học Bristish Columbia - nhà báo từng giành nhiều giải thưởng cũng chia sẻ những kinh nghiệm, quan điểm về bình đẳng giới quốc tế.
“Nhà báo truyền tải thông điệp của những người khống có tiếng nói. Do vậy, nhà báo cần phải có kiến thức về . Cách tiếp cận đề tài về giới phải đảm bảo các yếu tố cẩn trọng, toàn vẹn. Một tác phẩm báo chí về phụ nữ nên chú trọng đến bản chất con người thay vì hình dáng, bề ngoài của họ”, Tiến sĩ Minelle Mahtani nhấn mạnh.
Nêu quan điểm về cách khai thác đề tài liên quan đến giới, Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil cho rằng, tác phẩm báo chí cần phải tiếp cận ý kiến từ cả chuyên gia nam giới và nữ giới.
Bao chi dong vai tro quan trong trong thuc day binh dang gioi-Hinh-2
 Tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà báo và chuyên gia.
Ở góc độ giải pháp, Đại sứ New Zealand chia sẻ, Chính phủ Zealand đưa ra nhiều chiến lược loại bỏ bạo lực giới và bạo lực tình dục, trong đó vai trò của báo chí rất quan trọng. Cần có cuộc tập huấn, nâng cao nhận thức đối với các nhà báo khi tác nghiệp; Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí trong việc tác nghiệp về giới cũng rất quan trọng.
Cũng tại tọa đàm, các nữ nhà báo từ Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô - đã chia sẻ về những kinh nghiệm, khó khăn, thuận lợi thực tế trong tác nghiệp, đưa tin về giới trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam.
Phát biểu bế mạc sự kiện, Bà Phạm Thị Mỵ, Chủ nhiệm CLB Nhà báo nữ Việt Nam cho biết, thời gian tới, CLB Nhà báo nữ Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động bổ ích khác dành cho các nữ nhà báo để cùng tạo nên tiếng nói chung đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Ngọc Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)