Chiều nay 13/2, Ông Đỗ Chí Chung, Chánh Văn phòng Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chính thức xác nhận đã từ chối việc
VEC E (Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam– đơn vị VEC giao quản lý, khai thác vận hành tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) đề xuất xem xét từ chối phục vụ vô thời hạn đối với 2 phương tiện BKS 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác.
|
Ngày 10/2 (ngay sau khi xảy ra vụ việc được cho là 2 ôtô gây rối ở trạm thu phí HLD), BGĐ VEC E đã có thông cáo báo chí để thông tin từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện này. Tuy nhiên, theo Chánh Văn phòng VEC, ngày 11/2 VEC E mới gởi đề xuất xem xét quyết định của mình. |
“Đến thời điểm hiện tại, VEC E và VEC chưa có bất cứ quyết định chính thức nào từ chối phục vụ đối với 2 phương tiện hoặc chủ phương tiện nêu trên”, Chánh Văn phòng VEC khẳng định.
Cũng theo ông Đỗ Chí Chung, với những hành vi gây rối của chủ phương tiện, Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Cục Cảnh sát giao thông (C08) để thực hiện điều tra, xử lý theo quy định hiện hành.
Đến ngày 11/2, VEC nhận được Văn bản số 105/VECE-TTĐH HLD của Công ty VEC E về việc thông tin các phương tiện BKS 51A-55850 và 51G-77256 gây rối trên đường cao tốc HLD ngày 10/2, trong đó đề xuất VEC xem xét từ chối phục vụ vô thời hạn đối với 2 phương tiện này trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác.
“Qua xem xét, VEC nhận thấy đề xuất trên của VEC E chưa đủ cơ sở pháp lý. Do đó, ngày 12/2, VEC đã có Văn bản số 335/CV-VEC gửi VEC E”, ông Chung thông tin.
Với những gì Chánh Văn phòng VEC thông tin như trên, có thể thấy Ban giám đốc VEC E, cụ thể là ông Nguyễn Viết Tân (giám đốc) và bà Nguyễn Thị Hoài Phương (phó giám đốc) đã lạm quyền, vượt mặt lãnh đạo chủ quản của mình.
|
BGĐ VEC E đã "cầm đèn chạy trước ôtô". |
Theo đó, tối 10/2, ngay sau khi xảy ra vụ việc được cho là phương tiện BKS 51A-55850 và 51G-77256 gây rối trên đường cao tốc HLD (18h20 cùng ngày), bà Phương đã gởi thông cáo báo chí (qua mail) về việc thông tin về các sự cố trên đường cao tốc HLD (thông báo không có số, không có chữ ký nhưng có tên ông Nguyễn Viết Tân, giám đốc cuối thông báo).
Trong đó, có nội dung “Qua Thông cáo báo chí này, Công ty VEC E thay mặt VEC, Chủ đầu tư Đường cao tốc HLD thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện BKS 51A-55850 và 51G-77256 trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác do các hành vi nêu trên, theo Quyết định số 13/QĐ-VEC-HĐTV ngày 10/01/2019 về việc ban hành Quy định từ chối phục vụ và phục vụ trở lại đối với các phương tiện vi phạm quy tắc giao thông khi tham gia trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác”.
Như vậy, Ban giám đốc VEC E đã “vượt mặt” cơ quan chủ quản (VEC) “cầm đèn chạy trước ôtô”, tự ra quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ôtô được cho là gây rối, sau đó mới gởi công văn đề xuất VEC xem xét quyết định của mình.
Tầm quan trọng của hệ thống đường cao tốc
Phần lớn các quốc gia kỹ thuật tiên tiến đều có một hệ thống đường cao tốc rộng khắp. Đường cao tốc đã mang đến sự linh động cho giao thông đường bộ đến hầu hết các nơi trên thế giới, cải tiến sự hiệu quả nhiên liệu, góp phần cải thiện sự giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các cộng đồng.
|
HLD là dự án đã và đang chứng tỏ vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh dọc tuyến cao tốc đi qua và của cả khu vực Nam Bộ. |
Công ty VEC E là đơn vị thực hiện công tác khai thác và thu phí trên tuyến cao tốc HLD với gần 400 cán bộ, công nhân viên. Sau 4 năm đưa vào khai thác tuyến cao tốc HLD (2/2015), dự án đã và đang chứng tỏ vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh dọc tuyến cao tốc đi qua và của cả khu vực Nam Bộ.