Việc bao quát tầm rộng lớn của vũ trụ, đặt các hành tinh và các ngôi sao của nó so sánh với Trái đất dường như là việc bất khả thi. Nhưng mới đây, nhà thiên văn học nghiệp dư John Brady đã thử so sánh riêng quy mô của từng đối tượng trong thiên hà so với Trái đất. Cách so sánh này cho thấy một góc nhìn mới khá thú vị. Trong hình ảnh đầu tiên này, John so sánh kích thước của một ngôi sao neutron bằng khu vực phía tây bắc nước Anh, đoạn giữa Liverpool và Warrington. Hình ảnh này cho thấy núi lửa Olympus Mons (một núi lửa lớn trên sao Hỏa) có kích thước đủ để che khuất toàn tiểu bang Arizona của Mỹ. Io - vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc có đường kính lên tới 3.642km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời. Nếu so sánh với các khu vực trên Trái đất, nó sẽ gần như che phủ toàn bộ diện tích Bắc Mỹ. Bán kính của sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái đất. Khi so sánh, sao Hỏa sẽ thoải mái bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Mỹ với rất nhiều không gian. Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sao Mộc có thể lấn át toàn bộ Bắc Mỹ với biên độ lớn. Như bạn có thể thấy trong hình, toàn bộ lục địa Bắc Mỹ xuất hiện chỉ như một hạt bụi trên mặt hành tinh khổng lồ. Hình ảnh phóng to cho thấy sự so sánh chênh lệch giữa Trái đất với sao Thổ. Hành tinh của chúng ta chỉ bằng 1/6 chiều rộng vành nhẫn của nó. Sau khi thử đặt Trái đất vào vị trí của sao Thổ, hành tinh của chúng ta còn cách mép vòng nhẫn tới 66.900km. So sánh với Mặt trời, Trái đất thậm chí còn bị lấn át bi đát hơn. Ở quy mô rộng lớn của Mặt trời, Trái đất thực sự trông rất nhỏ bé.
Việc bao quát tầm rộng lớn của vũ trụ, đặt các hành tinh và các ngôi sao của nó so sánh với Trái đất dường như là việc bất khả thi. Nhưng mới đây, nhà thiên văn học nghiệp dư John Brady đã thử so sánh riêng quy mô của từng đối tượng trong thiên hà so với Trái đất. Cách so sánh này cho thấy một góc nhìn mới khá thú vị. Trong hình ảnh đầu tiên này, John so sánh kích thước của một ngôi sao neutron bằng khu vực phía tây bắc nước Anh, đoạn giữa Liverpool và Warrington.
Hình ảnh này cho thấy núi lửa Olympus Mons (một núi lửa lớn trên sao Hỏa) có kích thước đủ để che khuất toàn tiểu bang Arizona của Mỹ.
Io - vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc có đường kính lên tới 3.642km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời. Nếu so sánh với các khu vực trên Trái đất, nó sẽ gần như che phủ toàn bộ diện tích Bắc Mỹ.
Bán kính của sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa bán kính của Trái đất. Khi so sánh, sao Hỏa sẽ thoải mái bao trùm toàn bộ khu vực Bắc Mỹ với rất nhiều không gian.
Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, sao Mộc có thể lấn át toàn bộ Bắc Mỹ với biên độ lớn. Như bạn có thể thấy trong hình, toàn bộ lục địa Bắc Mỹ xuất hiện chỉ như một hạt bụi trên mặt hành tinh khổng lồ.
Hình ảnh phóng to cho thấy sự so sánh chênh lệch giữa Trái đất với sao Thổ. Hành tinh của chúng ta chỉ bằng 1/6 chiều rộng vành nhẫn của nó.
Sau khi thử đặt Trái đất vào vị trí của sao Thổ, hành tinh của chúng ta còn cách mép vòng nhẫn tới 66.900km.
So sánh với Mặt trời, Trái đất thậm chí còn bị lấn át bi đát hơn. Ở quy mô rộng lớn của Mặt trời, Trái đất thực sự trông rất nhỏ bé.