Những hình ảnh đẹp "rụng rời" của hang Sơn Đoòng được các nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic ghi lại. Trong ảnh là lối vào hang. Lối đi này được ông Hồ Khanh phát hiện ra năm 1991.Lối vào hang Sơn Đoòng là một con dốc hẹp hun hút trong bóng tối. Việc thám hiểm hang mà không có ánh sáng nhân tạo là điều không thể.Khung cảnh bên trong thật lộng lẫy. Nhìn về phía bắc, bạn sẽ thấy nhiều cột thạch nhũ khổng lồ được hình thành sau hàng triệu năm. Nhìn về phía nam, bạn có thể thấy lối vào thấp thoáng xa xa. Buồng hang nơi ta đang đứng có chiều cao hơn 50 m, và đây mới chỉ là khởi đầu của hành trình tuyệt diệu này.Một dòng sông lớn và xiết chảy xuyên qua hang. Chính dòng nước này đã kiến tạo kỳ quan thiên nhiên tuyệt mỹ Sơn Đoòng sau hàng trăm nghìn năm. Nơi ta đang đứng có mực nước khá thấp, cho phép các nhà thám hiểm vượt qua. Vào mùa mưa, nước dâng cao khiến không ai có thể sang sông an toàn.Bạn đang đứng trên đỉnh một cột thạch nhũ trong buồng hang lớn đầu tiên. Xung quanh là các thạch nhũ khổng lồ được hình thành qua hàng nghìn năm. Nhìn về phía bắc, bạn có thể thấy một cột thạch nhũ nhô cao. Đây là tảng Chân Chó, cao hơn 70 m.Từ trên đỉnh tảng Chân Chó nhìn về phía nam, bạn có thể thấy con dốc đá khổng lồ. Một người đứng trước luồng sáng cho bạn hình dung độ lớn của cửa hang.Bạn thấy mảng sụt lớn trên trần hang? Đây là điều khiến Sơn Đoòng khác biệt. Nhờ mảng sụt này, ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống phía dưới, tạo điều kiện cho động thực vật phát triển thành một khu rừng. Đây là khu rừng ở mảng sụt thứ nhất của Sơn Đoòng, nơi này có cái tên khá lạ là “Coi chừng khủng long”.Rất khó xác định tuổi thật của Sơn Đoòng. Hệ thống hình thành trong một quá trình lâu dài, khi dòng sông từ từ xói mòn lớp đá vôi mềm. Các nhà khoa học ước tính hang bắt đầu hình thành trong kỷ Pliocene hoặc cuối kỷ Miocene. Điều đó đồng nghĩa Sơn Đoòng khoảng 2 tới 5 triệu năm tuổi.Bạn đang đứng ở khoảng giữa hai mảng sụt. Đoạn này của hang là hóa thạch nguyên sơ và không bị ngập nước trong thời gian gần đây. Khu vực này không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, dẫn tới sự hình thành của các bầu hóa thạch lộng lẫy do nước nhỏ từ trần hang xuống.Đây một trảng đá vôi Phytokarst rộng lớn. Nhìn về phía tây và lên cao, bạn sẽ thấy các tảng đá như đang hướng về phía mặt trời giống như cây cỏ. Phytokarst là thuật ngữ chỉ các tảng đá như trồi lên về phía ánh sáng. Tuy nhiên, ở đây là trường hợp ngược lại. Thực vật tiết ra các axit làm mòn đá.Đây là “Vườn Edam”. Mảng sụt này lớn hơn “Coi chừng khủng long” rất nhiều, trải dài 163 m với thảm thực vật dày đặc. Ở đáy mảng sụt này có một khu rừng rậm rạp với cây cao và đủ loại động thực vật.Đứng giữa khu rừng này, bạn sẽ khó tin được rằng mình vẫn đang ở trong một hang động. Cây cối xung quanh cao tới hơn 30 m. Khu rừng rộng lớn bao quanh Sơn Đoòng có rất nhiều loài động vật hoang dã, một số đã di chuyển vào trong hang.Thám hiểm Sơn Đoòng hiện chỉ dành cho một số ít người. Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc và giới hạn việc khai thác du lịch tại hang Sơn Đoòng.Giờ bạn đang tiến vào đoạn thấp và tối hơn, cần tới ánh sáng nhân tạo để nhìn được xung quanh. Nếu không có đèn pin, bạn sẽ hoàn toàn chìm trong bóng tối. Môi trường thiếu sáng và trơ trụi bên trong khiến nhiều loài bọ phải thích nghi. Ít nhất một loại mối và một loại cá mới được phát hiện.Đoạn hang này bình thường ngập bùn, nhưng do mưa lớn một hồ nước đã hình thành. Một bí ẩn chưa được giải đáp là gốc tích của dòng sông chảy qua khu vực có tên Passchendaele. Với lượng nước lớn chảy qua đoạn hang này, các nhà khoa học đang đặt ra câu hỏi rằng liệu dòng sông này có thể chảy ra từ một hang động còn lớn hơn Sơn Đoòng hay không.
Những hình ảnh đẹp "rụng rời" của hang Sơn Đoòng được các nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic ghi lại. Trong ảnh là lối vào hang. Lối đi này được ông Hồ Khanh phát hiện ra năm 1991.
Lối vào hang Sơn Đoòng là một con dốc hẹp hun hút trong bóng tối. Việc thám hiểm hang mà không có ánh sáng nhân tạo là điều không thể.
Khung cảnh bên trong thật lộng lẫy. Nhìn về phía bắc, bạn sẽ thấy nhiều cột thạch nhũ khổng lồ được hình thành sau hàng triệu năm. Nhìn về phía nam, bạn có thể thấy lối vào thấp thoáng xa xa. Buồng hang nơi ta đang đứng có chiều cao hơn 50 m, và đây mới chỉ là khởi đầu của hành trình tuyệt diệu này.
Một dòng sông lớn và xiết chảy xuyên qua hang. Chính dòng nước này đã kiến tạo kỳ quan thiên nhiên tuyệt mỹ Sơn Đoòng sau hàng trăm nghìn năm. Nơi ta đang đứng có mực nước khá thấp, cho phép các nhà thám hiểm vượt qua. Vào mùa mưa, nước dâng cao khiến không ai có thể sang sông an toàn.
Bạn đang đứng trên đỉnh một cột thạch nhũ trong buồng hang lớn đầu tiên. Xung quanh là các thạch nhũ khổng lồ được hình thành qua hàng nghìn năm. Nhìn về phía bắc, bạn có thể thấy một cột thạch nhũ nhô cao. Đây là tảng Chân Chó, cao hơn 70 m.
Từ trên đỉnh tảng Chân Chó nhìn về phía nam, bạn có thể thấy con dốc đá khổng lồ. Một người đứng trước luồng sáng cho bạn hình dung độ lớn của cửa hang.
Bạn thấy mảng sụt lớn trên trần hang? Đây là điều khiến Sơn Đoòng khác biệt. Nhờ mảng sụt này, ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống phía dưới, tạo điều kiện cho động thực vật phát triển thành một khu rừng. Đây là khu rừng ở mảng sụt thứ nhất của Sơn Đoòng, nơi này có cái tên khá lạ là “Coi chừng khủng long”.
Rất khó xác định tuổi thật của Sơn Đoòng. Hệ thống hình thành trong một quá trình lâu dài, khi dòng sông từ từ xói mòn lớp đá vôi mềm. Các nhà khoa học ước tính hang bắt đầu hình thành trong kỷ Pliocene hoặc cuối kỷ Miocene. Điều đó đồng nghĩa Sơn Đoòng khoảng 2 tới 5 triệu năm tuổi.
Bạn đang đứng ở khoảng giữa hai mảng sụt. Đoạn này của hang là hóa thạch nguyên sơ và không bị ngập nước trong thời gian gần đây. Khu vực này không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài, dẫn tới sự hình thành của các bầu hóa thạch lộng lẫy do nước nhỏ từ trần hang xuống.
Đây một trảng đá vôi Phytokarst rộng lớn. Nhìn về phía tây và lên cao, bạn sẽ thấy các tảng đá như đang hướng về phía mặt trời giống như cây cỏ. Phytokarst là thuật ngữ chỉ các tảng đá như trồi lên về phía ánh sáng. Tuy nhiên, ở đây là trường hợp ngược lại. Thực vật tiết ra các axit làm mòn đá.
Đây là “Vườn Edam”. Mảng sụt này lớn hơn “Coi chừng khủng long” rất nhiều, trải dài 163 m với thảm thực vật dày đặc. Ở đáy mảng sụt này có một khu rừng rậm rạp với cây cao và đủ loại động thực vật.
Đứng giữa khu rừng này, bạn sẽ khó tin được rằng mình vẫn đang ở trong một hang động. Cây cối xung quanh cao tới hơn 30 m. Khu rừng rộng lớn bao quanh Sơn Đoòng có rất nhiều loài động vật hoang dã, một số đã di chuyển vào trong hang.
Thám hiểm Sơn Đoòng hiện chỉ dành cho một số ít người. Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc và giới hạn việc khai thác du lịch tại hang Sơn Đoòng.
Giờ bạn đang tiến vào đoạn thấp và tối hơn, cần tới ánh sáng nhân tạo để nhìn được xung quanh. Nếu không có đèn pin, bạn sẽ hoàn toàn chìm trong bóng tối. Môi trường thiếu sáng và trơ trụi bên trong khiến nhiều loài bọ phải thích nghi. Ít nhất một loại mối và một loại cá mới được phát hiện.
Đoạn hang này bình thường ngập bùn, nhưng do mưa lớn một hồ nước đã hình thành. Một bí ẩn chưa được giải đáp là gốc tích của dòng sông chảy qua khu vực có tên Passchendaele. Với lượng nước lớn chảy qua đoạn hang này, các nhà khoa học đang đặt ra câu hỏi rằng liệu dòng sông này có thể chảy ra từ một hang động còn lớn hơn Sơn Đoòng hay không.