Nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller mới đây đã chụp lại được những hình ảnh đẹp ngoạn mục về mây xà cừ (Polar stratospheric cloud - PSC) hay còn gọi là mây ngũ sắc ở Na Uy.Mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực, chỉ có trong mùa đông, ở độ cao khoảng 15.000–25.000m.Mây xà cừ được tạo thành từ những tinh thể băng nhỏ li ti đầy màu sắc bởi chúng ở độ cao đủ để những tia sáng mặt trời chiếu xuyên qua.Khi ánh sáng chiếu vào những hạt băng li ti này, nó sẽ bị khúc xạ, tạo ra đủ mọi màu sắc đẹp mê hoặc. Đáng ngạc nhiên là nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller đã chụp hình ảnh này vào 10 giờ sáng.Tuy được coi là đẹp nhưng mây xà cừ là những đám mây độc, có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ôzôn.Các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ôzôn nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa, là chất xúc tác cho sự phá hủy ôzôn, cũng như do chúng loại bỏ acid nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ôzôn.Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận được vẻ đẹp kỳ diệu của những đám mây xà cừ này.Tác động của chúng là tiêu cực lên tầng khí quyển của chúng ta nhưng cũng là một hiện tượng thiên nhiên ít thấy.Nhiều người gọi những đám mây này là "người đẹp hư hỏng" vì vẻ đẹp khó cưỡng của nó và tác động xấu nó mang lại.Một dải mây xà cừ đẹp tuyệt mỹ.
Nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller mới đây đã chụp lại được những hình ảnh đẹp ngoạn mục về mây xà cừ (Polar stratospheric cloud - PSC) hay còn gọi là mây ngũ sắc ở Na Uy.
Mây xà cừ hay mây tầng bình lưu vùng cực là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực, chỉ có trong mùa đông, ở độ cao khoảng 15.000–25.000m.
Mây xà cừ được tạo thành từ những tinh thể băng nhỏ li ti đầy màu sắc bởi chúng ở độ cao đủ để những tia sáng mặt trời chiếu xuyên qua.
Khi ánh sáng chiếu vào những hạt băng li ti này, nó sẽ bị khúc xạ, tạo ra đủ mọi màu sắc đẹp mê hoặc. Đáng ngạc nhiên là nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller đã chụp hình ảnh này vào 10 giờ sáng.
Tuy được coi là đẹp nhưng mây xà cừ là những đám mây độc, có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành của các lỗ hổng ôzôn.
Các hiệu ứng của chúng đối với sự suy giảm ôzôn nảy sinh do chúng hỗ trợ các phản ứng hóa học sinh ra clo hoạt hóa, là chất xúc tác cho sự phá hủy ôzôn, cũng như do chúng loại bỏ acid nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ và clo về hướng phá hủy ôzôn.
Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận được vẻ đẹp kỳ diệu của những đám mây xà cừ này.
Tác động của chúng là tiêu cực lên tầng khí quyển của chúng ta nhưng cũng là một hiện tượng thiên nhiên ít thấy.
Nhiều người gọi những đám mây này là "người đẹp hư hỏng" vì vẻ đẹp khó cưỡng của nó và tác động xấu nó mang lại.
Một dải mây xà cừ đẹp tuyệt mỹ.