Đó cũng là những thứ vũ khí Nga khiến Mỹ, NATO "đổ mồ hôi" luôn phải bám sát theo dõi tìm hiểu nhằm đưa ra cách đối phó.
Tiêm kích tàng hình Su T-50
Công việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình mới này đã được bắt đầu tại CB Sukhoi từ năm 2002. Đến ngày 21/2/2014, chiếc máy bay đầu tiên đã được cung cấp cho quân đội Nga thử nghiệm.
Tiêm kích tàng hình Su T-50 được thiết kế khác về cơ bản so với các máy bay tiền nhiệm. Chiếc tiêm kích mới thuộc lớp hạng nặng nhưng trọng lượng lại được giảm thiểu đáng kể hơn cả mức có thể, do nhà sản xuất sử dụng các vật liệu tổng hợp chiếm 25% trọng lượng rỗng của máy bay và phủ tới 70% diện tích bề mặt.
|
Tiêm kích tàng hình Su T-50.
|
Động cơ của máy bay cho phép nó đạt tới tốc độ siêu âm mà không cần sử dụng đốt lần 2, trong khi radar Belka được trang bị theo kiểu mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) cho phép Su T-50 theo dõi 4 mục tiêu trên đất và 30 mục tiêu trên không, định vị tấn công 8 mục tiêu cùng lúc.
T-50 có thể tàng hình trước các radar của địch nhờ vào cấu trúc vật liệu hấp thụ sóng radar và lớp sơn phủ đặc biệt trên khung máy bay. Hệ thống máy tính kỹ thuật số của máy bay có khả năng phân tích tự động tốc độ, độ cao, góc tấn công, vận tốc góc, chiều cao và cân nặng của phi công.
Dự kiến ở giai đoạn đầu Nga sẽ mua 60 chiếc tiêm kích tàng hình Su T-50 và sẽ bắt đầu biên chế cho quân đội vào năm 2016.
Siêu tăng Armata
Hoạt động quân sự ở Chechnya đã chứng minh rằng các xe tăng của Liên Xô dù là loại vũ khí tốt cho quân đội trên diện rộng nhưng nó không phải là vũ khí hoàn hảo trong các cuộc xung đột ở địa phương. Do sự bố trí kíp chiến đấu của xe tăng T-72/90 không tách biệt với kho đạn nên trong trường hợp xe bị nổ thì các binh lính khó có cơ hội thoát nạn.
|
Siêu tăng Armata.
|
Tất cả nhược điểm này đã được lưu ý khi Nga thiết kế cỗ máy chiến tranh mới. Xe tăng T-14 Armata, dự định sẽ được trình diện trong ngày duyệt binh kỷ niệm chiến thắng vào tháng 5 tới, được tin có sự tích hợp toàn bộ kinh nghiệm thiết kế xe tăng bấy lâu nay của Nga.
Armata dù vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ về hiệu suất hoạt động, nhưng theo các thông tin rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, loại tăng chiến đấu chủ lực mới có pháo cỡ 125 mm (có thể tùy chọn với loại pháo 152 mm), tháp pháo không có khoang chứa kíp lái, súng có thể là loại được nạp đạn tự động, kíp chiến đấu sẽ ở bên trong một khoang bọc thép ngăn cách với khoang chứa đạn của xe.
Thậm chí xe tăng Armata sẽ có radar riêng, có thể theo dõi 40 mục tiêu động và 25 mục tiêu khí động học, cho phép xe kiểm soát phạm vi chiến đấu trong bán kính 100 km. Theo kế hoạch, trong năm 2015, quân đội Nga sẽ nhận không ít hơn 30 chiếc siêu tăng mới Armata.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Borei
Do ít bị tổn thương hơn, nên thành phần vũ khí biển trong bộ ba hạt nhân đóng vai trò như hệ thống đảm bảo cuộc tấn công hạt nhân trả đũa và ngăn chặn các kẻ thù của Nga. Nhưng việc tung ra tàu ngầm chiến lược mới vào Hải quân Nga đã bị trì hoãn khá lâu. Nguyên nhân chính do việc từ chối tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn Bark nặng 100 tấn sắp được hoàn thành được thiết kế cho tàu ngầm thuộc Project 955 Borey. Trong khi Hải quân Nga đang rất cần các vũ khí chiến lược mới.
Do đó vào năm 1998, nước này đã nhanh chóng đưa ra quyết định quan trọng là việc sản xuất tên lửa rẻ hơn Bulava dựa trên nền tảng tên lửa Topol-M.
|
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey Yury Dolgoruky.
|
Trong suốt những lần thử nghiệm đầu tiên, Bulava gặp rất nhiều vấn đều, nhưng trong những năm gần đây, cuối cùng tên lửa này đã cất cánh thành công.
Các tàu ngầm thuộc Project 955 Borey có khả năng tấn công bằng tên lửa Bulava ngay cả ở dưới các lớp băng dày ở Bắc Cực. Đây cũng là nơi rất khó định vị, khiến cho việc phát hiện tàu ngầm trở nên khó khăn không chỉ từ các vệ tinh mà các từ các tàu bắn các tên lửa đánh chặn ở trong giai đoạn bay đầu tiên. Hơn nữa, tàu ngầm này có độ ồn thấp hơn so với các tàu ngầm trước đó và lại có thể bắn đạn tên lửa ngay cả khi nó đang di chuyển ở dưới nước.
Chương trình vũ trang của Nga dự kiến đóng 8 chiếc tàu ngầm loại này, 3 trong số đó đã sẵn sàng được xây dựng gồm: Knyaz' Vladimir, Knyaz' Oleg và Knyaz' Suvorov. Có thể một số tàu ngầm lớp này đang được cải tiến theo dự án nâng cấp tàu ngầm Borey-A.
Theo Igor Vil'nit, người đứng đầu Phòng Thiết kế сơ khí hàng hải Rubin (CDB), nơi các tàu ngầm được thiết kế, cho biết trên truyền thông rằng tàu ngầm Borei sẽ có một số tính năng bổ sung.