Theo hãng thông tấn Itar-Tass cho biết, từ nay đến năm 2020 Quân đội Nga sẽ hoàn tất việc hiện đại hóa hơn 11.000 đơn vị bộ binh, trong đó sẽ chú trọng vào các đơn vị bộ binh cơ giới. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 - dù đã có T-90 nhưng những chiếc T-72 nâng cấp vẫn đóng vai trò "xương sống" lực lượng tăng - thiết giáp Nga.Bên cạnh đó, Quân đội Nga cũng tăng cường khả năng phòng không của mình với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa thế hệ mới như S-400 và S-500. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-400 trong triển lãm quốc phòng Oboronexpo-2014.Trong tác chiến phòng không tầm thấp, Phòng không Nga cũng sở hữu các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, các loại vũ khí dẫn đường thông minh và các phương tiện bay không người lái.Tuy nhiên, sức mạnh của Quân đội Nga vẫn nằm ở khả năng răn đe hạt nhân chiến lược với các tên lửa đạn đạo liên lục địa và vũ khí hạt nhân chiến lược. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RS-24 Yars.Các hệ thống radar cảnh báo sớm cũng là một trong yếu tố cấu thành sức mạnh của Quân đội Nga trước các mối đe dọa từ bên ngoài, điển hình như hệ thống radar Voronezh-DM có phạm vi hoạt động lên tới 6.000 km với khả năng theo dõi và phân loại mọi mục tiêu trên không.Ngoài việc đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới Quân đội Nga vẫn tiếp tục duy trì các tổ hợp tên lửa phòng không có từ thời Liên Xô. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300.Không quân Nga mặc dù trải qua một thời gian dài không được đầu tư nhưng vẫn duy trì được vị trí lực lượng không quân hàng đầu thế giới, cùng với đó là việc tái trang và hiện đại hóa Không quân Nga đang dần lấy lại vị thế của mình như trước đây. Trong ảnh là máy bay tiêm kích đa năng Su-35 Super Flanker mới được Không quân Nga đưa vào trang bị cách đây không lâu.Không quân Nga cũng tiến hành hiện đại hóa hoặc cho ra mắt các biến thể nâng cấp của các dòng máy bay chiến đấu cơ bản mình. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM biểu diễn tại triển lãm hàng không vũ trụ MAKS 2013.Hình ảnh nhìn từ phía sau của một chiếc tiêm kích hạm MiG-29, dòng máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng không quân Hải quân Nga.Trong ảnh là phi đội trực thăng tấn công Mi-28N của Không quân Nga trong một buổi biểu diễn tại một triển lãm hàng không thường niên do Bộ quốc phòng Nga tổ chức.Cận cảnh một chiếc trực thăng tấn công Mi-28.Trực thăng vận tải đa năng Mi-17 của Quân đội Nga trong cuộc tập trận quân sự Vostok-2014.Hải quân Nga cũng được tái trang bị với các tàu khu trục hạm Đô đốc Grigorovich.Cùng với đó là các tàu ngầm hạt nhân lớp Borei, trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ ba của Hải quân Nga tàu Vladimir Monomakh.
Theo hãng thông tấn Itar-Tass cho biết, từ nay đến năm 2020 Quân đội Nga sẽ hoàn tất việc hiện đại hóa hơn 11.000 đơn vị bộ binh, trong đó sẽ chú trọng vào các đơn vị bộ binh cơ giới. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 - dù đã có T-90 nhưng những chiếc T-72 nâng cấp vẫn đóng vai trò "xương sống" lực lượng tăng - thiết giáp Nga.
Bên cạnh đó, Quân đội Nga cũng tăng cường khả năng phòng không của mình với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa thế hệ mới như S-400 và S-500. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm xa S-400 trong triển lãm quốc phòng Oboronexpo-2014.
Trong tác chiến phòng không tầm thấp, Phòng không Nga cũng sở hữu các tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, các loại vũ khí dẫn đường thông minh và các phương tiện bay không người lái.
Tuy nhiên, sức mạnh của Quân đội Nga vẫn nằm ở khả năng răn đe hạt nhân chiến lược với các tên lửa đạn đạo liên lục địa và vũ khí hạt nhân chiến lược. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa di động RS-24 Yars.
Các hệ thống radar cảnh báo sớm cũng là một trong yếu tố cấu thành sức mạnh của Quân đội Nga trước các mối đe dọa từ bên ngoài, điển hình như hệ thống radar Voronezh-DM có phạm vi hoạt động lên tới 6.000 km với khả năng theo dõi và phân loại mọi mục tiêu trên không.
Ngoài việc đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới Quân đội Nga vẫn tiếp tục duy trì các tổ hợp tên lửa phòng không có từ thời Liên Xô. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300.
Không quân Nga mặc dù trải qua một thời gian dài không được đầu tư nhưng vẫn duy trì được vị trí lực lượng không quân hàng đầu thế giới, cùng với đó là việc tái trang và hiện đại hóa Không quân Nga đang dần lấy lại vị thế của mình như trước đây. Trong ảnh là máy bay tiêm kích đa năng Su-35 Super Flanker mới được Không quân Nga đưa vào trang bị cách đây không lâu.
Không quân Nga cũng tiến hành hiện đại hóa hoặc cho ra mắt các biến thể nâng cấp của các dòng máy bay chiến đấu cơ bản mình. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích đa năng Su-30SM biểu diễn tại triển lãm hàng không vũ trụ MAKS 2013.
Hình ảnh nhìn từ phía sau của một chiếc tiêm kích hạm MiG-29, dòng máy bay chiến đấu chủ lực của lực lượng không quân Hải quân Nga.
Trong ảnh là phi đội trực thăng tấn công Mi-28N của Không quân Nga trong một buổi biểu diễn tại một triển lãm hàng không thường niên do Bộ quốc phòng Nga tổ chức.
Cận cảnh một chiếc trực thăng tấn công Mi-28.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-17 của Quân đội Nga trong cuộc tập trận quân sự Vostok-2014.
Hải quân Nga cũng được tái trang bị với các tàu khu trục hạm Đô đốc Grigorovich.
Cùng với đó là các tàu ngầm hạt nhân lớp Borei, trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ ba của Hải quân Nga tàu Vladimir Monomakh.