“Mổ xẻ” thiết giáp BMD của Nga áp sát biên giới Ukraine

Google News

(Kiến Thức) - Lính dù Nga đã có mặt ở Crimea, nhưng mới chỉ có bộ binh, còn lực lượng thiết giáp của họ với xe chiến đấu BMD-1/2 nổi tiếng đang tập trung ở biên giới với Ukraine.

Xe thiết giáp của lính dù BMD-1
Loại xe thiết giáp lội nước dành cho lính dù Nga BMD-1 có hình dáng bên ngoài hao hao giống với dòng xe BMP (Việt Nam có trang bị), mặc dù nó nhỏ hơn nhiều so với BMP. Nó có thể thả bằng dù từ máy bay, và binh sĩ sẽ ngồi trong chính chiếc xe đó.
BMD-1 là một chiếc xe bơi nước cho lính dù với một cái tháp pháo kiểu BMP. Cũng như BMP, vũ khí chính của nó là một khẩu pháo nòng trơn 73mm cùng với một khẩu 7,62mm PKT đồng trục, và một ray gắn tên lửa chống tăng AT-3 phía trên súng chính. Chiếc BMD, tuy vậy thì còn có 2 khẩu 7,62mm đặt ở hai bên mũi xe. Mũi của nó ngắn hơn nhiều so với mũi xe BMP, và thiết kế thân trên của BMD cũng khác BMP.
BMD-1.
BMD còn khác BMP ở chỗ BMD chỉ có 5 bánh chịu lực, và 4 con lăn hỗ trợ, và nó cũng không có cửa ra vào phía đuôi xe như BMP. Vị trí cửa ra vào và quan sát của lái xe đặt ở giữa, ngay dưới nòng pháo. Ngoài ra còn 2 cửa ra vào ở hai bên hông của lái xe. Khoang lính có giáp bảo vệ, chỉ có hai lỗ châu mai ở hai bên hông và một lỗ châu mai phía đuôi xe để binh sĩ có thể khai hỏa vũ khí của họ. BMD-1 được trang bị một động cơ diesel 6 xy-lanh 240 mã lực với 2 thiết bị bơm đẩy nước để bơi nước phía đuôi xe.
Chiếc BMD của lính dù nhỏ hơn và nhẹ hơn so với loại BMP nhưng chúng có các chức năng tương tự nhau. BMD được sử dụng trong các sư đoàn dù với vai trò là xe thiết giáp chiến đấu. Tháp pháo của nó (chỗ dày nhất là 25mm) dày hơn so với loại BMP, nhưng giáp vỏ xe thì mỏng hơn ( dày nhất chỉ là 15mm ). Hệ thống bảo vệ NBC được tích hợp để bảo vệ kíp lái và binh sĩ bên trong. Hai người lính trong nhóm chiến đấu theo xe, gồm cả nhóm trưởng, sẽ ngồi ở hai cửa bên hông lái xe, ba người lính còn lại sẽ ở trong khoang sau, giữa tháp pháo và động cơ. Chiếc BMD được tin rằng có thể đạt được vận tốc tối đa 60-80km/h trên cạn và 10km/h dưới nước, với quãng đường hành trình khoảng 320km.
Lính dù Nga luôn đồng hành cùng thiết giáp BMD.
Vì BMD có cùng một loại tháp với với BMP-1 nên chúng có những ưu nhược điểm tương tự nhau, ngoài trừ một điều là BMD ko có những khoảng “chết” về góc quay. Khoang lính quả thật là khá chật chội, và lính dù sẽ phải thoát ra khỏi xe một cách lộ liễu trước hỏa lực đối phương, vì xe không có cửa đuôi.
Chiếc BMD được nhìn thấy lần đầu tiên trong cuộc diễn tập Dvina ở Liên Xô năm 1970 và không được thấy nữa cho đến khi ra mắt trong cuộc diễu binh ở quảng trường Đỏ năm 1973. Sau đó BMD đã thay thế loại pháo tự hành chiến trường của lính dù ASU-57, thực chất là tăng sức mạnh hỏa lực cho các sư đoàn dù.
Đội hình thiết giáp BMD của lính dù Nga với lá cờ truyền thống.
Mặc dù thường được xem như là một loại tăng hạng nhẹ, nhưng sẽ chính xác hơn nếu coi nó là một phiên bản của BMP dành cho lính dù. Tuy vậy thì ngoài tháp pháo và hỏa lực giống nhau, BMD có thể coi là một thiết kế mới chứ không phải là một bản cải tiến của BMP. Ngoại trừ mẫu ASU-57 đã không còn được sử dụng, chiếc BMD, với khối lượng 7,5 tấn, được xem là loại xe chiến đấu bánh xích nhẹ nhất của quân đội Liên Xô.
Khả năng hiện đại hóa
Về sau tổ hợp KBP đã phát triển loại tháp pháo 1 người điều khiển gắn trên xe gọi là Kliver, được trang bị một khẩu 2A72 30mm, hệ thống tên lửa chống tăng Kornet (AT-14) với 4 quả đạn, kính hồng ngoại và nâng cấp hệ thống điều khiển bắn.
Một loại tháp pháo khác cũng được giới thiệu tên là B30 (gồm pháo 2A72 30mm, súng đồng trục 7,62mm, hệ thống phóng 9P135M để sử dụng các loại tên lửa chống tăng AT-4/AT-5. Loại súng phóng lựu liên thanh AGS-17 cũng có thể được sử dụng cho BMD-1.
BMD-1 được xếp với dù để "nhảy" từ máy bay.
Một số cấu hình khác có thể được lựa chọn như bửng chắn mảnh, máy điều hòa không khí hay động cơ mạnh mẽ hơn. Bộ giáp phản ứng nổ (ERA) SNPE của Pháp và một số tùy chọn khác cũng có thể tích hợp trên BMD-1.
Tuy vậy, khi binh lính đang thực hành thoát ra khỏi xe thì hệ thống ERA này là một mối nguy hiểm đáng kể, do đó, giáp thụ động thì hợp lý hơn, còn cấu hình mang ERA vẫn mang lại nhiều sự hồ nghi. Hơn nữa, khi xe lội nước thì lớp giáp này sẽ giảm hiệu quả. Hệ thống kính hồng ngoại ATGM TS-M của Slovenia có thể quan sát ở tầm 4,500 m và khóa mục tiêu ở 2,000 m. Loại đạn AT-3 HE-Blast được sử dụng để sát thương bộ binh và phá hủy các lô cốt công sự. Hệ thống AT-3 Polk được sử dụng đã có sự cải tiến về tốc độ bay với động cơ mạnh mẽ hơn, ít khói tỏa ra hơn và nâng cấp hệ thống ngắm SACLOS.
Các phiên bản chính của BMD-1
- Mẫu BMD M1979/1 là mẫu xe thiết giáp của lính dù được tham chiến lần đầu tiên trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan năm 1979. Khung xe M1979/1 dài hơn chừng 60mm với việc thêm một bánh truyền động và một bánh lăn hỗ trợ mỗi bên. Nó được tháo bỏ tháp pháo đi, mỗi bên hông xe có ít nhất hai khe bắn, còn lại thì vẫn giữ nguyên như mẫu BMD-1.
- Mẫu BMD M1979/3 là phiên bản xe chỉ huy dựa trên khung BMD M1979/1 với các loại anten chuyên dụng.
- BMD M1981/1 với 2 lính trên tháp pháo 30mm, tháp pháo của nó tương tự với tháp pháo của BMP M1981, nó còn có thể gắn các loại AT-4/SPIGOT hay AT-5/SPANDREL ATGM.
- BMD-1K: Xe chỉ huy với radio R-107 và R-126
- BMD-1P: Thay AT-3 bằng AT-4/5
Đội hình BMD-2 của quân Nga đang ở sát biên giới Ukraine.
Xe thiết giáp của lính dù BMD-2
Đây là chiếc BMD-1 với tháp pháo 73mm cũ được thay thế bởi loại tháp pháo một người mới. Loại tháp pháo này là một thiết kế mới với xạ thủ ngồi bên trái và anh ta có một cái cửa thoạt hiểm ngay trên nóc tháp pháo. Ở phía trước là hệ thống kính nhìn ngày/đêm của xạ thủ giống với loại kính trên xe BMP-2, số lượng kính tiềm vọng được tăng thêm chủ yếu về hai bên hông xe ở và một đènchiếu sáng  được gắn lên trên nóc tháp pháo. Bên trái tháp pháo là một cái kính khác dùng để ngắm bắn và nó được tin rằng góc quay của súng có thể sử dụng tốt trong trường hợp dùng để bắn máy bay. Trong xe mang 300 viên đạn 30mm và 2940 viên đạn 7,62mm.
BMD-2 có thể được vận chuyển bởi trực thăng Mi-26
Vũ khí của BMD-2 bao gồm một khẩu 2A42 30mm với một khẩu 7,62mm đồng trục bên trái pháo, thêm vào đó là hệ thống chống tăng AT-4 Spigot (tầm bắn 2.000m) hay AT-5 Spandrel (tầm bắn lên tới 4.000m) đặt phía tay phải tháp pháo. Trong khi BMD-1 có 2 khẩu PKT 7,62mm ở hai bên đầu xe thì ở BMD-2 chỉ còn một khẩu bên phải, khẩu bên trái đã bị loại bỏ.
BMD-2 của lính dù Nga đang tập trung ở biên giới với Ukraine.
Quang Minh

Bình luận(0)