Trong bản tin mới đây của kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đã đăng tải hình ảnh về nhà máy Z111 đang sản xuất súng trường tấn công Galil ACE (do Israel thiết kế). Sau đó, báo chí nhiều nước đã đồng loạt đăng tải thông tin này.
"Israel Weapon Industries (IWI) đã thành lập tại Việt Nam một cơ sở để sản xuất cung cấp súng trường tiến công
Galil ACE 31/32 cho Quân đội Nhân dân Việt Nam (Vietnam People's Army-VPA)",
Tạp chí Jane's Defence Weekly (Anh) dẫn nguồn báo chí Việt Nam.
Còn Đài tiếng nói nước Nga thì viết rằng: “Hãng Israel Weapon Industries (IWI) của Israel đã khởi động tại Việt Nam một nhà máy sản xuất súng trường tấn công Galil mô hình ACE 31 (nhỏ gọn) và ACE 32, sản phẩm trong tương lai sẽ được trang bị thay thế các súng trường Kalashnikov”.
|
Súng trường tiến công Galil ACE 31/32 trưng bày tại Z111.
|
Mạng thông tin công nghệ quốc phòng Trung Quốc viết, công ty công nghiệp vũ khí Israel (IWI) đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, để đảm bảo việc cung ứng súng trường Galil ACE 31/32 cho Quân đội Việt Nam. Nhà máy sản xuất này sẽ cung cấp số lượng súng trường ACE khác nhau, để “dần thay thế” súng trường
AK-47 mà quân đội Việt Nam đang sử dụng. Những súng trường này đang được sản xuất tại nhà máy Z111 của Bộ quốc phòng Việt Nam tại tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài ra, trang mạng Trung Quốc này cũng cung cấp thêm thông tin khá giá trị về dự án vũ khí này.“Trị giá hợp đồng mà Việt Nam ký với công ty IWI của Israel khoảng 100 triệu USD, bao gồm xây dựng nhà máy sản xuất cung ứng súng trường. Hợp đồng này là do công ty IWI thông qua tranh thầu có được, công ty Nga và của một nước khác cũng tham gia tranh thầu này. Việt Nam trở thành vị khách xuất khẩu nổi tiếng thứ 2 của súng trường ACE”.
|
Các đơn vị Quân đội Việt Nam hiện nay dùng chủ yếu súng trường tiến công AKM, AK-47 (hoặc là mẫu Type 56 mà Trung Quốc sản xuất dựa theo AK-47).
|
Những năm gần đây, Việt Nam và Israel tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự và công nghiệp liên quan. Dự án sản xuất súng trường của Israel tại Việt Nam là thành quả của sự hợp tác này.
Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực hợp tác cùng phát triển một số dự án quân sự khác với Nga, Thụy Điển gồm: hợp tác phát triển tên lửa chống tàu mới dựa trên mẫu Kh-35 Uran; hợp tác phát triển UAV Ikrut-200 (với Nga); phát triển UAV Magic Eye 1 (với Thụy Điển); sản xuất theo giấy phép Nga tàu tên lửa Project 12418 Molniya; có thể mua giấy phép sản xuất tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 (Hà Lan).