Tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về An ninh An toàn tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), ngoài các đơn vị nhà nước, nhiều trường đại học cũng đưa tới sản phẩm công nghệ phục vụ trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật nhất là mẫu robot chiến đấu do Viện Tự động hóa và Robot, Đại học Nguyễn Tất Thành chế tạo.
Theo thông tin giới thiệu từ nhóm nghiên cứu thì loại robot này có thể ứng dụng trong hoạt động quân sự (trang bị súng máy), chữa cháy (có thể lắp 2 vòi phun nước), giám sát, thám hiểm.
Cận cảnh robot chiến đấu do Viện Tự động hóa và Robot, Đại học Nguyễn Tất Thành chế tạo.
Robot có thể lắp 2 vòi cứu hỏa và một súng máy. Việc bắn súng hay phun nước chữa cháy được thực hiện theo lệnh điều khiển từ bộ điều khiển từ xa.
Trên robot được trang bị 2 đèn pin giúp tăng cường ánh sáng trong điều kiện ánh sáng yếu, camera đặt ở giữa (2 đèn pin) gửi hình ảnh về trung tâm điều khiển.
Trên thân súng máy có gắn một camera để gửi hình ảnh theo thời gian thực về trung tâm.
Với kiểu bánh này cho phép robot này di chuyển trên địa hình đất đá mấp mô, cỏ cao, bậc thang…hoạt động trong môi trường độc hại nguy hiểm.
Robot chiến đấu của Đại học Nguyễn Tất Thành chạy thử nghiệm trên thực địa.
Ngoài robot chiến đấu, Viện Tự động hóa Robot còn trưng bày một số hình ảnh về các sản phẩm robot khác phục vụ cho nhiều hoạt động khác. Trong ảnh là robot do thám dùng cho hoạt động quân sự, giám sát công nghiệp, thám hiểm. Trên robot có trang bị các máy quay để gửi hình ảnh về trung tâm điều khiển.
Robot thu hoạch cà chua, có thể phân biệt cà chua sống chín, giúp nông dân thu hoạch cà chua trong nhà kính.
Robot bắn pháo hoa.
Sản phẩm Smart Control-SMS, có thể điều khiển từ xa thiết bị điện khi nhận được tin nhắn SMS từ chủ điều khiển, tắt và bật thiết bị bằng remote trong phạm vi 50m.
Tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về An ninh An toàn tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), ngoài các đơn vị nhà nước, nhiều trường đại học cũng đưa tới sản phẩm công nghệ phục vụ trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật nhất là mẫu robot chiến đấu do Viện Tự động hóa và Robot, Đại học Nguyễn Tất Thành chế tạo.
Theo thông tin giới thiệu từ nhóm nghiên cứu thì loại robot này có thể ứng dụng trong hoạt động quân sự (trang bị súng máy), chữa cháy (có thể lắp 2 vòi phun nước), giám sát, thám hiểm.
Cận cảnh robot chiến đấu do Viện Tự động hóa và Robot, Đại học Nguyễn Tất Thành chế tạo.
Robot có thể lắp 2 vòi cứu hỏa và một súng máy. Việc bắn súng hay phun nước chữa cháy được thực hiện theo lệnh điều khiển từ bộ điều khiển từ xa.
Trên robot được trang bị 2 đèn pin giúp tăng cường ánh sáng trong điều kiện ánh sáng yếu, camera đặt ở giữa (2 đèn pin) gửi hình ảnh về trung tâm điều khiển.
Trên thân súng máy có gắn một camera để gửi hình ảnh theo thời gian thực về trung tâm.
Với kiểu bánh này cho phép robot này di chuyển trên địa hình đất đá mấp mô, cỏ cao, bậc thang…hoạt động trong môi trường độc hại nguy hiểm.
Robot chiến đấu của Đại học Nguyễn Tất Thành chạy thử nghiệm trên thực địa.
Ngoài robot chiến đấu, Viện Tự động hóa Robot còn trưng bày một số hình ảnh về các sản phẩm robot khác phục vụ cho nhiều hoạt động khác. Trong ảnh là robot do thám dùng cho hoạt động quân sự, giám sát công nghiệp, thám hiểm. Trên robot có trang bị các máy quay để gửi hình ảnh về trung tâm điều khiển.
Robot thu hoạch cà chua, có thể phân biệt cà chua sống chín, giúp nông dân thu hoạch cà chua trong nhà kính.
Robot bắn pháo hoa.
Sản phẩm Smart Control-SMS, có thể điều khiển từ xa thiết bị điện khi nhận được tin nhắn SMS từ chủ điều khiển, tắt và bật thiết bị bằng remote trong phạm vi 50m.