Tạp chí Jane’s Defence Weekly cho hay, các lực lượng vũ trang của phong trào Hamas và tổ chức Hồi giáo Jihad (PIJ) của Palestine đều tuyên bố rằng, họ đang sở hữu các loại rocket tầm xa mới cho phép tấn công sâu vào bên trong biên giới với Israel.
Các chuyên gia quân sự đánh giá, việc các lực lượng vũ trang của Palestine tự phát triển rocket mặt đất tầm xa mới và ít phụ thuộc hơn vào việc buôn lậu tên lửa vào Dải Gaza, sẽ là mối đe dọa thực sự đối an ninh của Israel.
|
Bệ phóng cố định của tên lửa M75 do Hamas tự chế.
|
Thông tin trên được đưa ra bởi Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sau khi nước này mở chiến dịch “Protective Edge” nhằm đáp trả các vụ tấn công bằng đạn rocket từ Palestine cũng như vụ bắt cóc và giết hại 3 thiếu niên người Israel vào tháng 6.
Từ cuối năm 2001 cho đến nay, các chiến binh Hồi giáo của Palestine đã sử dụng nhiều loại rocket tự tạo khác nhau (nói đúng hơn là các loại pháo phản lực tự tạo) để thực hiện các vụ tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Israel, nhưng cho đến cuối năm 2012 thì phòng trào Hamas mới bắt đầu sử dụng các tên lửa tầm xa M75 nhằm đáp trả lại chiến dịch quân sự “Pillar of Defence” của IDF vào Dải Gaza và Jerusalem.
Ngay sau khi xuất hiện, giới chức IDF đã bắt đầu hoài nghi về khả năng chế tạo các tên lửa tầm xa M75 của Hamas, nhưng mãi cho đến tháng 7 năm nay - Trung tướng Benny Gantz thuộc IDF mới chính thức xác nhận rằng các loại đạn rocket tầm xa M75 cỡ 200mm được chế tạo hoàn toàn ở dải Gaza.
Ông này còn cho biết thêm rằng, M75 có tầm bắn tối đa là 80km và dài hơn đạn Fajr-5 do Iran sản xuất.
|
Giàn phóng pháo phản lực cỡ 122mm được đặt trên khung bệ xe dân sự của Hamas.
|
Vào hôm 10/7, lực lượng phòng vệ Israel cũng công bố số liệu về các kho rocket mà các nhóm vũ trang của Palestine đang nắm giữ, trong đó Hamas nắm giữ khoảng 400 quả có tầm bắn lên tới 80km và nhóm Jihad là 100.
Trong khi đó các loại rocket 107mm và 122m cũng được sản xuất hàng loạt hoặc đưa tuồn qua Dải Gaza qua đường buôn lậu, theo thống kê của IDF hiện tại có khoảng 40% số đạn rocket tại Dải Gaza có tầm bắn trên 20km và đặc biệt là phong trào Hamas cũng sở hữu hàng chục đạn rocket có tầm bắn từ 100 đến 200km.
Bên cạnh đó, trong một cuộc tấn công bằng rocket hôm 8/7 vào thành phố Hadera, Israel cách Dải Gaza 116km, các quan chức IDF đã xác định loại đạn được sử dụng để thực hiện vụ tấn công trên là M-302 cỡ 302mm do Syria chế tạo. Điều này thể hiện các lực lượng vũ trang Palestine đang đạt được biết tiến trong việc chế tạo các loại vũ khí tấn công đối đầm tầm xa mới, không những thế chính bản thân phong trào Hamas cũng tuyên bố rằng họ đang chế tạo mẫu đạn rocket mới định danh là R160 cùng loại với kiểu J80 từng tấn công vào thủ đô Tel Aviv.
|
Trong ảnh là lô đạn phản lực cỡ 302mm M-302 mà IDF tịch thu được trong một chiến dịch quân sự trên Biển Đỏ.
|
Trước đó, IDF đã bắt giữ một tàu chở hàng Iran đang vận chuyển 40 quả đạn M-302 vào tháng 3 năm nay trên Biển Đỏ, chúng có phạm vi tấn công tối đa từ 90-200km tùy loại đầu đạn khác nhau. Ngay lập tức, Israel đã cáo buộc Iran đã tìm cách vận chuyển số tên lửa trên vào Dải Gaza, nơi mà Iran coi Hamas và Jihad như các đồng minh chống lại nhà nước Do Thái của Israel.
Tổ chức Hồi giáo Jihad cũng tuyên bố là đang bắt đầu sử dụng một loại đạn rocket mới có tên là Buraq-70. Trong một đoạn clip do tổ chức này công bố thì Buraq-70 được đặt trong một ống phóng nằm dưới mặt đất và có thể thực hiện các vụ tấn công vào Tel Aviv bất cứ lúc nào. Ngoài các bệ phóng cố định, Jihad còn thành lập thêm các đơn vị pháo cơ động được đặt trên gầm xe tải .
Mặc dù vậy, nhưng các loại đạn rocket của Jihad đa số là tầm ngắn, trong khi đó Hamas lại sử dụng các loại đạn rocket tầm xa và có độ chính xác cao hơn. Điển hình là bệ phóng cố định của M75 có thể mang theo cùng lúc 4 quả đạn.
|
Nhiều chuyên gia quân sự đang hoài nghi khả năng của hệ thống đánh chặn Iron Dome không được như quảng cáo.
|
Trả lời phỏng vấn với tạp chí Jane’s, một quan chức an ninh của Hamas cho biết, hoạt động tăng cường phát triển về chất lượng cũng như số lượng đạn rocket của các lực lượng vũ trang Hồi giáo Palestine là nhằm đáp trả lại hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Isarel. Với việc bắn cùng lúc hàng chục quả đạn ở nhiều vị trí khác nhau sẽ giúp đánh lừa hệ thống cảnh giới của Iron Dome, cũng như giúp che dấu mục tiêu thật sự của cuộc tấn công.
Tại thời điểm hiện tại, IDF vẫn chưa công bố về tỷ lệ cũng như khả năng đánh chặn thành công của hệ thống Iron Dome, mà chỉ cho biết đã có hơn 470 quả đạn được phóng từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel. Trong đó chỉ có 87 quả bị đánh chặn và 350 quả còn lại đã rơi trúng vào khu vực biên giới Israel, nhưng IDF lại không công bố số tên lửa rơi trúng các khu dân cư.
Tờ Haaretz của Israel lại đưa tin hôm 9/7 rằng, hệ thống Iron Dome của nước này đã đánh chặn thành công gần 90% số đạn rocket bắn đi từ Dải Gaza, và có tỷ lệ đánh chặn thành công nhất trong các chương trình phòng thủ của Israel cho đến hiện nay.