Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đã thay đổi cục diện hoàn toàn khi Mỹ quyết định ủng hộ quân Đồng minh. Mặc dù việc phát minh ra xe tăng đã giúp ích lớn cho quân Đồng minh nhưng lực lượng quân đội đông đảo chắc chắn là yếu tố quan trọng giúp phe này thắng cuộc.
Trong Chiến tranh thế giới lần hai, Hitler đã mắc sai lầm chết người khi xâm lược một cựu đồng minh của Liên Xô. Người Nga với lực lượng quân sự hùng hậu đã chặn đứng các cuộc tấn công của Đức quốc xã.
Công nghệ và vũ khí tối tân có thể giúp tăng khả năng chiến thắng, nhưng số lượng quân đội cũng đóng góp nhiều cho sự tự tin và nhuệ khí, đó chính là sức mạnh của số đông.
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới:
1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: 2.285.000 quân nhân
Không quá ngạc nhiên khi quốc gia đông dân nhất thế giới này có lực lượng quân đội đông nhất thế giới. Nam giới Trung Quốc từ 18 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên việc này không quá gắt gao bởi lực lượng tình nguyện cũng đã rất đông đảo.
2. Mỹ : 1.458.219 quân nhân
Mỹ xây dựng lực lượng quân đội bằng cách kêu gọi những người tình nguyện được trả lương. Trước đây nước này từng thực hiện chế độ tuyển quân bắt buộc trong suốt thời kỳ chiến tranh với Việt Nam, một cuộc chiến không được người dân Mỹ ủng hộ. Quy định này đã được hủy bỏ từ năm 1972. Kể từ đó, mỗi năm Mỹ chi hơn 500 tỷ USD cho quốc phòng và thêm khoảng 160 tỷ USD cho các hoạt động quân sự bất thường ở nước ngoài. Mức chi tiêu này tương đương 43% tổng chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới.
3. Ấn Độ: 1.325.000 quân nhân
Là nước đông dân thứ hai trên thế giới với hơn 1,2 tỷ người, Ấn Độ cần rất nhiều quân đội để bảo vệ cho họ. Đây cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm tới 9% trên thị trường vũ khí nhập khẩu. Ấn Độ có mối quan hệ thân thiết với Nga do vậy đa số vũ khí nhập khẩu từ Nga, tiếp theo là Israel và Pháp. Nước này thường xuyên có những căng thẳng về đường biên giới với Pakistan và Trung Quốc.
4. Triều Tiên: 1.106.000 quân nhân
Quân đội nước này hình thành từ cuối những năm 1930, khi Nhật Bản vẫn còn xâm chiếm bán đảo này. Vào thời điểm đất nước bị chia cắt thành hai phần, Triều Tiên chỉ có 2.500 quân nhân. Tuy nhiên, lực lượng quân đội đã phát triển nhanh chóng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hiện nay, khoảng ¼ ngân sách nghèo nàn của nước này được dành để chi cho quân đội, ước tính lên tới 10 tỷ USD.
5. Liên bang Nga: 1.027.000 quân nhân
Mặc dù có một lịch sử chinh chiến lâu đời, nhưng quân đội của Liên bang Nga chính thức được thành lập là từ ngày 7/5/1992 sau khi Liên Xô cũ tan rã. Tổng thống Nga khi đó, ông Boris Yeltsin đã ký một sắc lệnh đưa toàn bộ quân đội của Liên Xô trong lãnh thổ của Liên bang Nga trở thành một phần của quân đội Nga. Hàng năm quốc gia này chi gần 72 tỷ USD để duy trì và hiện đại hóa lực lượng quân sự.
6. Thổ Nhĩ Kỳ: 666.576 quân nhân
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được hình thành từ thời Đế chế Ottoman, thế kỷ 13, tuy nhiên đã tan rã sau thất bại ở Thế chiến thứ nhất. Quốc gia này bắt đầu các chương trình lớn để hiện đại hóa quân sự sau khi gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1952.
7. Hàn Quốc: 639.000 quân nhân
Quân đội Hàn Quốc được thành lập năm 1948 sau khi đất nước bị chia cắt. Hàn Quốc đã trải quan thời gian dài phụ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh quân sự. Tuy nhiên, đến năm 2015, nước này sẽ tự kiếm soát hoạt động quân sự. Trong vài năm gần đây, quân đội Hàn Quốc đã được hiện đại hóa nhanh chóng với các vũ khí hiện đại và công nghệ tối tân.
8. Pakistan: 617.000 quân nhân
Lực lượng quân đội Pakistan được thành lập năm 1947 sau khi giành được độc lập từ đế quốc Anh. Pakistan đã trải qua hai cuộc chiến tranh với nước láng giềng Ấn Độ năm 1947 và 1965, đồng thời có những xung đột về đường biên giới với Afghanistan cùng thời gian đó.
Trong khi Ấn Độ có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga, Pakistan lại tìm tới Trung Quốc và Mỹ để nâng cấp năng lực quân sự của mình. Phần lớn vũ khí được nhập khẩu từ hai nước này. Pakistan cũng có thỏa thuận với Trung Quốc về việc nghiên cứu phát triển và tăng cường năng lực quân sự.
9. Iran: 523.000 quân nhân
Quân đội Iran được thành lập sau khi vương triều Pahlavi cai quản đất nước năm 1925. Các tướng lĩnh được đào tạo tại các học viện quân sự ở Mỹ và châu Âu. Phần lớn vũ khí được nhập từ Mỹ, khi họ còn là đồng minh. Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa Mỹ và Iran trở nên căng thẳng. Lệnh cấm vận quân sự buộc Iran phải trông vào chính mình để duy trì hoạt động quân sự. Năm 1989, Iran bắt đầu xây dựng lại lực lượng quân đội bằng các vũ khí nhập từ Liên Xô. Đến nay, nước này đã trở thành một trong những nước có lực lượng quân sự mạnh nhất vùng Trung Đông.
10. Ai Cập: 468.500 quân nhân
Ai Cập là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất ở Trung Đông và cả châu Phi, đây cũng là một nước A rập duy nhất có hệ thống vệ tinh do thám. Quân đội nước này được trang bị vũ khí nhập từ khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là từ Mỹ, Anh và Pháp. Ai Cập cũng hỗ trợ và đào tạo về quân sự cho nhiều nước A rập và châu Phi khác.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU: