Video: Ngư dân bắt được cá khổng lồ nặng 150kg trên sông Mekong

Google News

Đoạn video ghi lại khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi một ngư dân bắt được một con cá tra dầu khổng lồ.

Theo Newsflare, người đánh cá Siannert Mongsing ném lưới từ thuyền của mình xuống nước với hy vọng lấy thức ăn cho bữa trưa ở sông Mekong, tỉnh Udon Thani, miền Bắc Thái Lan, vào ngày 9/11.

 

Tuy nhiên, khi anh ta kéo lưới trở lại thuyền của mình thì đã mắc phải một con vật khổng lồ. Cá tra dầu Mekong. Anh ước tính nó nặng khoảng 150kg.

Siannert Mongsing nói: “Tôi tưởng một quả bóng rác lớn mắc vào lưới của tôi, đó là lý do tại sao nó nặng nhưng hóa ra lại là một con cá tra dầu khổng lồ”.

Video: Ngu dan bat duoc ca khong lo nang 150kg tren song Mekong

Ngư dân bắt được cá tra dầu khổng lồ trên sông Mekong,

Người đánh cá kiêu hãnh đã phải thả con cá tra dầu trở lại sông vì nó quá lớn. Chúng cũng là một loài được bảo vệ.

Siannert Mongsing chia sẻ thêm: “Bởi vì chúng quá lớn, thịt gần như nhiều da và không ngon nên tôi rất vui khi để nó bơi trở lại mặt nước”.

Cá tra dầu (danh pháp khoa học: Pangasianodon gigas) là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mekong. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến.

Video: Ngu dan bat duoc ca khong lo nang 150kg tren song Mekong-Hinh-2
Cá tra dầu sông Mekong. (Ảnh: Zeb Hogan).

Cá tra dầu có đầu to và dẹp, miệng rộng với hai râu dài ở hàm trên, vây bụng dài đến vây đuôi, vây lưng nhỏ ở phía trước. Lưng cá có màu nâu thẫm, màu ở bụng và vây nhạt hơn. Mặc dù lớn nhưng cá tra dầu chỉ ăn thực vật thủy sinh.

Trong các nước ở hạ lưu sông Mekong (Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) cá tra dầu bị săn bắt nhiều nên số lượng trong tự nhiên đang giảm đi một cách đáng kể, vì thế mà tại Lào đã có lệnh cấm săn bắt loài cá này. Campuchia và Thái Lan hiện đã có kế hoạch cho các biện pháp tương tự.

Cá tra dầu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN), được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao).

Theo Quốc Tiệp/ Người Đưa Tin

>> xem thêm

Bình luận(0)