Hóc xương - không thể chủ quan

Google News

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nuốt khó, đau đớn, không ăn được, có kèm triệu chứng tức ngực nhưng không khó thở, không sốt, không ho... Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ phát hiện có dị vật xương bám chắc vào hai bên thực quản. Bệnh nhân được phẫu thuật gắp dị vật, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân nữ 36 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội), trước đó ăn thịt gà, bị hóc xương đã chữa mẹo và uống sữa để nhanh… tiêu. Tuy nhiên, dị vật xương không tiêu mà còn gây khó chịu khiến bệnh nhân phải vào viện khám.
Hoc xuong - khong the chu quan
 Mảnh xương cắm vào thực quản bệnh nhân.
Kết quả chụp CT xác định mảnh xương găm sâu vào 1/3 thực quản (ngang mức đốt sống ngực 3 (vùng trung thất) có thể gây những biến chứng nguy hiểm) nên bác sĩ tiến hành hội chẩn liên khoa tiêu hóa, ngoại, tim mạch, gây mê và xin ý kiến của GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E, quyết định xử trí theo chỉ định chuyên khoa tiêu hóa (nội soi gây mê lấy dị vật tại phòng mổ).
Các kíp bác sĩ ngoại tim mạch, tiêu hóa, gây mê hồi sức dự phòng sẵn sàng tránh hai biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra: sau khi rút di vật đề phòng chảy máu do dị vật (hóc xương gà) cắm vào và tràn khí trung thất do di vật gây thủng thực quản.
Hoc xuong - khong the chu quan-Hinh-2
 Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi để gắp mảnh xương bị hóc trước đó.
Theo ThS.BS Đặng Trung Thành – Phó Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện E), người trực tiếp nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân, dị vật là mảnh xương sắc, nhọn dễ gay tổn thương tổ chức xung quanh. Nếu dị vật không được gắp bỏ kịp thời thì sẽ gây áp xe, nhiễm trùng thực quản, phổi, áp xe phổi gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Ca mổ diễn ra khoảng 30 phút, không có biến chứng nguy hiểm nào xảy ra và dị vật được lấy ra khỏi thực quản của người bệnh là một mảnh xương gà hình chữ L (cắm sâu vào thực quản và gây 2 vết loét đối xứng nhau, trong đó một vết loét sâu qua lớp cơ thực quản nhưng hiện tại chưa gây thủng thực quản. Bệnh nhân được nuôi xông hoàn toàn tránh vết loét nặng thêm và gây các biến chứng tiếp theo.
Cũng theo bác sĩ Thành, quá trình theo dõi sau mổ đối với bệnh nhân này là rất quan trọng. Sau 7-10 ngày, nếu mạch, huyết áp ổn định; tình trạng hô hấp tốt; không đau ngực (do áp xe xâm lấn); không sốt cao do nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được ra viện.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, nếu không may hóc xương cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời, không tự ý móc, gắp xương ra vì như vậy càng khiến dị vật trôi xuống sâu hoặc đâm sâu hơn vào thực quản. Tuyệt đối không chữa mẹo hay bài thuốc dân gian vì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Theo Tùng Ngọc/Giáo dục Thời đại

>> xem thêm

Bình luận(0)