Ngày 20/8, ngành y tế có nhiều phát biểu, nhiều kết luận “làm dậy sóng” dư luận nhất từ đầu năm tới nay. Mở đầu là việc cơ quan điều tra Công an TP.Hà Nội đã quyết định khởi tố bị can đối với 10 cán bộ, nhân viên y tế tại BV ĐK Hoài Đức; sau đó là những phát biểu của người đứng đầu ngành y tế về hàng loạt các scandal liên quan đến ngành y tế trong thời gian qua; cuối cùng là việc công bố danh tính 10 bị can trong vụ xét nghiệm nhân bản tại BV ĐK Hoài Đức (Hà Nội).
Bản án nghiệt ngã
Rất nhiều người sau khi nghe tin chị Phan Thị Oanh là 1 trong 10 bị can liên quan đến vụ nhân bản xét nghiệm đã không khỏi rụng rời chân tay, trong đó có chị Hoàng Thị Nguyệt, chị Nguyễn Thị Định và chị Phan Thị Nam Đông … Chia sẻ với báo chí ngay sau khi nghe được “hung tin”, chị Nguyệt cho biết: “Hay tin kỹ thuật viên trưởng Phan Thị Oanh bị khởi tố, tim chúng tôi tan nát”.
Chị chia sẻ: “Chị Oanh chính là người phát hiện ra sai trái đầu tiên và cung cấp những tài liệu liên quan đến những sai phạm này tại BV ĐK huyện Hoài Đức. Sau khi tôi viết đơn tố cáo những sai phạm trên, chính chị Oanh cũng là người đầu tiên ký vào đơn”. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do khác nhau chị Oanh đã phải dằn lòng, gạt nước mắt và xin rút lại đơn tố cáo mà mình đã ký tên.
Về lý do rút đơn, chị Phan Thị Oanh không khỏi nghẹn nào: “Do việc tôi gửi đơn tố cáo đến tai gia đình nên chồng và gia đình bên ngoại không đồng ý cho tôi tham gia vào vụ việc này. Vì thế, tôi đã rút đơn tố cáo”. Cũng theo thông tin từ chị Oanh, trước khi rút lại, đơn (trong đó có chữ ký của chị) được gửi đến Huyện ủy huyện Hoài Đức, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội và cơ quan công an.
Về vấn đề này, chị Nguyệt chia sẻ thêm: “Ngay sau khi đơn tố cáo bị lộ, đảng ủy, ban giám đốc bệnh viện đã trực tiếp cử chị Thành (Trưởng khoa Xét nghiệm) đến gặp chị Oanh khuyên rút lại đơn tố cáo, thậm chí còn có người đến tận gia đình khuyên gia đình động viên chị Oanh không viết đơn nếu không sẽ bị đuổi việc. Ngoài những áp lực phía bên ngoài, chị Oanh còn chịu rất nhiều áp lực từ gia đình về việc viết đơn tố cáo này, thậm chí đã bị chồng đánh cho thâm tím hết cả người vì đã viết đơn tố cáo”.
|
Chị Phạm Thi Oanh, Kỹ thuật viên khoa xét nghiệm, BV ĐK huyện Hoài Đức |
Trước đó, BV ĐK huyện Hoài Đức đã có quyết định đình chỉ công tác đối với chị Oanh nhưng ngày 8/8, UBND TP HN, Sở Y tế ra quyết định đình chỉ 15 ngày đối 7 người liên quan đến vụ nhân bản giấy xét nghiệm thì hoàn toàn không có tên chị Oanh, thậm chí lãnh đạo Sở y tế Hà Nội còn khẳng định, chị Oanh vẫn công tác ở khoa Xét nghiệm bình thường. Nhưng sau đó 12 ngày (tức ngày 20/8), cơ quan điều tra lại có quyết định khởi tố chị Phan Thị Oanh vì hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Chị Oanh có thể được “miễn tội”?
Việc chị Phan Thị Oanh bị khởi tố khiến dư luận hết sức bàng hoàng bởi chính chị là người có công rất lớn thu thập tài liệu và chứng cớ và cùng là người từng ký đơn đầu tiên để tố cáo sai phạm trên (sau đó chị Oanh đã rút đơn tố cáo).
Theo chia sẻ của chị Oanh, trước đó, chị có ký vào 18 bản xét nghiệm khống tại Khoa xét nghiệm BV ĐK huyện Hoài Đức, nhưng vì bệnh nhân xin kết quả và nói rằng để hoàn thiện hồ sơ bệnh án. Và chị Oanh cũng khẳng định, việc làm này có sự can thiệp của trưởng khoa Xét nghiệm. “Chị Thành - trưởng khoa nói rằng, bệnh nhân họ xin thì cho họ nên tôi mới làm. Sau đó tôi thấy việc làm của mình là sai, ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người bệnh”, chị Oanh chia sẻ.
Còn nếu so sánh việc ký vào 18 bản xét nghiệm khống của chị Oanh với 1.495 kết quả xét nghiệm trùng nhau và 764 kết quả ký khống do 7 người thực hiện thì con số đó chẳng đáng là bao.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Ủy viên Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật, Đoàn Luật sư Hà Nội, Trưởng văn phòng Luật sư Đức Thịnh cho biết, nếu xét theo luật định hiện hành thì cơ quan chức năng khởi tố chị Oanh vì vi phạm pháp luật là không sai. Tuy nhiên, nếu xem xét lại cả quá trình thì cơ quan chức năng có thể đình chỉ khởi tối đối với trường hợp chị Phan Thị Oanh với các điều kiện sau:
Nếu chị Phan Thị Oanh ký 18 phiếu xét nghiệm khống mà do người khác ép buộc hoặc xúi giục thì sẽ xem xét giảm nhẹ tình tiết cấu thành tội phạm đối với trường hợp này.
Hoặc trong trường hợp ký 18 phiếu xét nghiệm khống mà mục đích chị Oanh không phải vì vụ lợi, tức không vì mục đích phân chia tiền thì cũng có thể xem đó là một tình tiết giảm nhẹ hoặc miễn tội danh đối với chị Oanh.
Ngoài ra, nếu chị Oanh có người bảo lãnh và chứng minh được chị ký những giấy xét nghiệm khống trên là do ép buộc, hoặc khi ký không vì mục đích vụ lợi, chia chác tiền thì cũng có thể xem xét để giảm nhẹ hoặc miễn với tội danh trên.
Cuối cùng, cơ quan điều tra và cơ quan pháp luật cũng phải nhìn nhận, chị Oanh là người cung cấp nhiều bằng chứng về văn bản và hình ảnh liên quan đến việc nhân bản xét nghiệm tại bệnh viện này; ngoài ra, chị cũng là người ký vào đơn tố cáo lúc đầu để gửi đến các cơ quan chức năng và trong quá trình điều tra chị Oanh không hề trốn tránh, và dám thẳng thắn thừa nhận những việc mình làm. Đó là những tình tiết hết sức quan trọng để giúp cơ quan điều tra trong vụ việc này.
Điều 46 (Bộ Luật Hình sự) quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt