Bảng giá xăng dầu hôm nay 8/10 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.
Giá xăng dầu trong nước ngày 8/10
Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 8/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 8/10/2023 như sau:
Xăng/dầu
|
Thay đổi
|
Giá không cao hơn
|
Xăng RON95-III
|
+ 877 đồng/lít
|
25.748đồng/lít
|
Xăng E5RON92
|
+ 726 đồng/lít
|
24.197 đồng/lít
|
Dầu diesel 0.05S
|
+ 539 đồng/lít
|
23.594đồng/lít
|
Dầu hỏa
|
+ 628 đồng/lít
|
23.816đồng/lít
|
Dầu mazut 180CST 3.5S
|
+ 143 đồng/kg
|
17.847đồng/kg
|
Mức giá này có hiệu lực từ 16h00 ngày 02/10/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 27 đợt điều chỉnh, trong đó có 17 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.
Giá xăng dầu trong nước ngày 7/10
Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 7/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 7/10/2023 như sau:
Xăng/dầu
|
Thay đổi
|
Giá không cao hơn
|
Xăng RON95-III
|
+ 877 đồng/lít
|
25.748đồng/lít
|
Xăng E5RON92
|
+ 726 đồng/lít
|
24.197 đồng/lít
|
Dầu diesel 0.05S
|
+ 539 đồng/lít
|
23.594đồng/lít
|
Dầu hỏa
|
+ 628 đồng/lít
|
23.816đồng/lít
|
Dầu mazut 180CST 3.5S
|
+ 143 đồng/kg
|
17.847đồng/kg
|
Mức giá này có hiệu lực từ 16h00 ngày 02/10/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 27 đợt điều chỉnh, trong đó có 17 đợt tăng, 7 đợt giảm và ba đợt giữ nguyên.
Giá xăng dầu thế giới
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 7/10/2023 như sau
Tên loại
|
Kỳ hạn
|
Sàn giao dịch
|
Giá
|
% Thay đổi
|
Đơn vị tính
|
Dầu Thô Brent
|
Giao tháng 12/2023
|
ICE
|
84,43
|
+0,43
|
USD/thùng
|
Dầu Thô WTI
|
Giao tháng 11/2023
|
Nymex
|
82,81
|
+0,61
|
USD/thùng
|
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,61% lên 82,81 USD/thùng vào lúc 7h37 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 12 tăng 0,43% lên 84,43 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (6/10) nhưng trong đà ghi nhận tuần giảm sâu nhất kể từ tháng 3, sau khi Nga dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu cùng với lo ngại về nhu cầu do những khó khăn về kinh tế vĩ mô.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 51 US cent lên 84,58 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 48 US cent lên 82,79 USD.
Trong tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 11% và dầu WTI giảm hơn 8%, do lo ngại rằng lãi suất cao liên tục sẽ làm chậm tăng trưởng toàn cầu và cản trở nhu cầu nhiên liệu, ngay cả khi nguồn cung bị suy giảm bởi Arab Saudi và Nga, những nhà cung cấp cho biết sẽ tiếp tục giảm nguồn cung cho đến cuối năm.
Ở một diễn biến khác, theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, tăng trưởng việc làm của nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tăng thêm 336.000 trong tháng 9, vượt xa dự báo của các nhà kinh tế là tăng 170.000.
Thị trường ghi nhận tâm lý trái chiều đối với giá dầu sau khi số liệu thống kê được công bố. Các nhà phân tích cho biết nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ có thể thúc đẩy tâm lý về nhu cầu dầu trong ngắn hạn, nhưng ngược lại, số liệu thống kê lại khiến đồng USD mạnh hơn và làm tăng đặt cược vào một đợt tăng lãi suất khác trong năm 2023, theo Reuters.
Đồng USD mạnh thường tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu, vì nó khiến hàng hóa này trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Các nhà phân tích của ING cho biết trong một ghi chú: “Số lượng (việc làm) ngày hôm nay tiếp tục duy trì triển vọng về một đợt tăng lãi suất khác và chắc chắn ủng hộ lập luận của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về sự cần thiết phải duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn”.
Trong khi đó, Nga tuyên bố đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel cung cấp đến các cảng bằng đường ống. Các công ty vẫn phải bán ít nhất 50% sản lượng diesel cho thị trường nội địa.
Chênh lệch giá giữa giá dầu diesel và dầu Brent tương lai giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 ở mức 23,59 USD/thùng sau khi tin tức này được công bố, nhưng sau đó đã tăng trở lại lên 25,84 USD.
Nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB cho biết lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu và do đó, nhu cầu dầu trong tương lai là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bán tháo.