Giá xăng hôm nay 04/10: Trên đà tuột dốc?

Google News

Giá xăng hôm nay 04/10 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Bảng giá xăng dầu hôm nay 04/10 sẽ được Báo Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục trong các bản tin thị trường. Để cập nhật nhanh nhất thông tin giá xăng dầu hôm nay, quý vị độc giả vui lòng bấm F5. BTV cập nhật liên tục.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 4/10/2023
Giá bán lẻ các loại xăng dầu tại thị trường trong nước hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 2/10 của liên bộ Tài chính - Công Thương. Giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh, giá dầu giữ nguyên (trừ dầu mazut).
Cụ thể, giá xăng E5 xuống mức 23.500 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm về 24.840 đồng/lít.
Giá dầu diesel giữ nguyên ở mức 23.590 đồng/lít. Giá dầu hỏa ở mức 23.810 đồng/lít. Giá dầu mazut giảm xuống17.452 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng Giá từ 2/10 (đơn vị: đồng/lít) So với kỳ trước
Xăng RON 95-III 24.840 -900
Xăng E5 RON 92-II 23.500 -690
Dầu diesel 23.590 0
Dầu hỏa 23.810 0

Giá xăng dầu trong nước ngày 3/10

Trước đó, trong bản tin giá xăng ngày 03/10, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường khảo sát lúc 9h00 ngày 03/10/2023 như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

- 900 đồng/lít

24.840đồng/lít

Xăng E5RON92

- 690 đồng/lít

23.500 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 0 đồng/lít

23.590đồng/lít

Dầu hỏa

+ 0 đồng/lít

23.810đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 395 đồng/kg

17.452đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 16h00 ngày 2/10/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 28 đợt điều chỉnh, trong đó có 17 đợt tăng, 8 đợt giảm và 3 đợt giữ nguyên.

Giá xăng dầu thế giới

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật đầu giờ sáng theo giờ Việt Nam ngày 03/10/2023 như sau

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% Thay đổi

Đơn vị tính

Dầu Thô Brent

Giao tháng 12/2023

ICE

90,71

- 1,62

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 11/2023

Nymex

88,82

- 2,2

USD/thùng

 

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất trong 3 tuần do hợp đồng dầu Brent tháng 11 đã hết hạn, đồng USD Mỹ mạnh lên và các nhà giao dịch chốt lãi, lo ngại về nguồn cung dầu thô tăng và áp lực lên nhu cầu từ lãi suất cao.

Giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 1,49 USD, tương đương 1,62%, xuống mức 90,71 USD/thùng, giảm khoảng 5% so với thời điểm hợp đồng tháng 11 hết hạn vào thứ Sáu tuần trước. Đây là mức giảm phần trăm hằng ngày cao nhất của dầu Brent kể từ đầu tháng Năm. Tương tự, giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,97 USD, tương đương 2,2%, xuống mức 88,82 USD/thùng.

Các nhà phân tích cho biết một số nhà giao dịch đã chốt lời sau khi giá dầu thô tăng gần 30% lên mức cao nhất trong 10 tháng trong quý III.

Theo Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ, trước khi giá dầu thô giảm bắt đầu vào ngày 28/9, các nhà đầu cơ Mỹ đã tăng vị thế quyền chọn và hợp đồng tương lai dài hạn của họ trên Sàn giao dịch hàng hóa và liên lục địa New York lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2022.

Các nhà phân tích tại Công ty tư vấn năng lượng Gelber and Associates nhận xét, rất có khả năng hoạt động chốt lời của các nhà đầu cơ hiện đang đóng một vai trò nào đó (trong đợt giảm giá gần đây) và sẽ không còn gây áp lực lên thị trường trong thời gian tới.

Ngày 2/10, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng so với rổ các loại tiền tệ khác sau khi chính phủ Mỹ tránh được việc đóng cửa một phần và dữ liệu kinh tế làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cao hơn cùng với đồng USD mạnh hơn khiến dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, có thể làm giảm nhu cầu dầu.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Công ty phân tích và dữ liệu OANDA, cho biết: “Triển vọng toàn cầu đang nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn và điều đó vừa thúc đẩy giao dịch đồng USD trở lại, vừa gây áp lực lên triển vọng nhu cầu dầu thô”.

Tại châu Âu, dữ liệu sản xuất cho thấy tại khu vực đồng euro, Đức và Anh vẫn sa lầy trong suy thoái trong tháng 9.

Tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ngân hàng Thế giới duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức 5,1%, nhưng hạ dự báo cho năm 2024, với lý do lĩnh vực bất động sản tiếp tục yếu kém.

Trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt sau khi Saudi Arabia và Nga quyết định cắt giảm sản lượng 1,3 triệu thùng/ngày, một tín hiệu vui đã đên từ Thổ Nhĩ Kỳ khi Bộ trưởng năng lượng nước này cho biết trong tuần, Ankara sẽ khởi động lại hoạt động của đường ống từ Iraq vốn đã bị tạm dừng hoạt động gần nửa năm qua.

Trong một lưu ý của mình, các nhà phân tích của ING cho biết Saudi Arabia có thể bắt đầu nới lỏng việc cắt giảm nguồn cung tự nguyện.

OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 4/10 nhưng khó có khả năng điều chỉnh chính sách sản lượng dầu hiện tại.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 9 bất chấp việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia nhờ sự gia tăng sản lượng từ Nigeria và Iran.
Kết quả khảo sát cho thấy, sản lượng của Nigeria đã tăng thêm 110.000 thùng/ngày trong tháng 9. Đáng chú ý là Iran đã đẩy sản lượng lên 3,15 triệu thùng/ngày – mức cao nhất kể từ năm 2018.

 

Minh Châu (t/h)

>> xem thêm

Bình luận(0)