Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10. Đây là sự kiện lớn nhất đối với Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây, mở ra nhiều cơ hội lớn cho nền kinh tế, doanh nghiệp Việt. Việt Nam gia nhập TPP đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường rộng hơn, đây sẽ là dịp để những doanh nghiệp cạnh tranh công bằng. Những doanh nghiệp hoạt động tốt có đà vươn lên, trong khi, doanh nghiệp hoạt động kém sẽ gặp thách thức lớn, muốn bám trụ cần phải thay đổi.Thị trường xuất khẩu nông sản có thêm "đất" để phát triển, đặc biệt tiến sâu hơn vào hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản.Đàm phán thành công hiệp định TPP cũng mở ra cơ hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới và tăng mở rộng đầu tư, luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh.Hơn nữa, việc giảm thuế tới 0% (trừ một số mặt hàng nhạy cảm) có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn, nhiều mặt hàng (trong đó có hàng hiệu) sẽ có thể giảm giá, tăng chất lượng để dành được sự chú ý của người tiêu dùng.Hiện thuế nhập khẩu với hàng dệt may đang ở mức cao và nếu như các nước chấp nhận đưa thuế về 0% thì đây là lợi ích cụ thể nhất với ngành dệt may, tăng cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Thái Lan.Hiệp định TPP cũng quy định các hàng hóa Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Điều này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, hiện đang cung cấp rất nhiều nguyên vật liệu trong ngành dệt may Việt Nam.Ngành phân phối ô tô được hưởng lợi khi TPP được thông qua. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật và Mỹ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Năm 2014, lượng xe ô tô nhập khẩu từ 2 thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt là 140% từ Mỹ và 90% từ Nhật. Các dòng xe của Nhật và Mỹ như Honda, Toyota, Ford chiếm khoảng 45% cơ cấu tiêu thụ toàn bộ thị trường.Tại thị trường Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ đang chịu mức thuế khoảng 4%-7,2%. Nếu giảm về mức 0% thì đây là cơ hội cực lớn.Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB): GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 8 đến 10% đến năm 2030, mức tăng có thể nhiều hơn sau khi gia nhập TPP.
Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10. Đây là sự kiện lớn nhất đối với Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây, mở ra nhiều cơ hội lớn cho nền kinh tế, doanh nghiệp Việt.
Việt Nam gia nhập TPP đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường rộng hơn, đây sẽ là dịp để những doanh nghiệp cạnh tranh công bằng. Những doanh nghiệp hoạt động tốt có đà vươn lên, trong khi, doanh nghiệp hoạt động kém sẽ gặp thách thức lớn, muốn bám trụ cần phải thay đổi.
Thị trường xuất khẩu nông sản có thêm "đất" để phát triển, đặc biệt tiến sâu hơn vào hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản.
Đàm phán thành công hiệp định TPP cũng mở ra cơ hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới và tăng mở rộng đầu tư, luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh.
Hơn nữa, việc giảm thuế tới 0% (trừ một số mặt hàng nhạy cảm) có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn, nhiều mặt hàng (trong đó có hàng hiệu) sẽ có thể giảm giá, tăng chất lượng để dành được sự chú ý của người tiêu dùng.
Hiện thuế nhập khẩu với hàng dệt may đang ở mức cao và nếu như các nước chấp nhận đưa thuế về 0% thì đây là lợi ích cụ thể nhất với ngành dệt may, tăng cạnh tranh với hàng hóa tương tự từ các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia hay Thái Lan.
Hiệp định TPP cũng quy định các hàng hóa Việt Nam phải sử dụng nguyên liệu tự sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thành viên TPP. Điều này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, hiện đang cung cấp rất nhiều nguyên vật liệu trong ngành dệt may Việt Nam.
Ngành phân phối ô tô được hưởng lợi khi TPP được thông qua. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu ô tô từ Nhật và Mỹ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Năm 2014, lượng xe ô tô nhập khẩu từ 2 thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt là 140% từ Mỹ và 90% từ Nhật. Các dòng xe của Nhật và Mỹ như Honda, Toyota, Ford chiếm khoảng 45% cơ cấu tiêu thụ toàn bộ thị trường.
Tại thị trường Nhật, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ đang chịu mức thuế khoảng 4%-7,2%. Nếu giảm về mức 0% thì đây là cơ hội cực lớn.
Theo chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB): GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 8 đến 10% đến năm 2030, mức tăng có thể nhiều hơn sau khi gia nhập TPP.