Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10. Đây là sự kiện lớn nhất đối với Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây. Hình ảnh lãnh đạo các nước thành viên TPP trong buổi ký kết ngày 5/10. Hiệp định TPP ban đầu có tên là nhóm P-4 do 4 nước thành lập là Chile, New Zealand, Singapore và Mexico. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP và đến đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11/2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP. Cho tới nay đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP.Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên phải mở cửa hoàn toàn thị trường, đưa mức thuế về gần như bằng 0% trong thời gian rất ngắn, chỉ trừ một số mặt hàng cực kỳ nhạy cảm.Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Nguồn: EzlawĐàm phán TPP là một quá trình dài với rất nhiều cuộc họp ở nhiều cấp khác nhau. Từ năm 2010 đến 2013, tổng cộng đã có 19 vòng đàm phán chính thức diễn ra. Trong đó có vòng đàm phán thứ 7 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh trong các ngày từ 15 đến 24/6/2011.Trong 2 năm gần đây là 2014 và 2015, tiếp tục có nhiều cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng và cấp trưởng đoàn đàm phán diễn ra tại nhiều nước.Việc gia nhập TTP, người dân các nước thành viên được hưởng nhiều quyền lợi như: Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên, được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Việt Nam vừa đạt thỏa thuận đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10. Đây là sự kiện lớn nhất đối với Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây. Hình ảnh lãnh đạo các nước thành viên TPP trong buổi ký kết ngày 5/10.
Hiệp định TPP ban đầu có tên là nhóm P-4 do 4 nước thành lập là Chile, New Zealand, Singapore và Mexico. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP và đến đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11/2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP. Cho tới nay đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP.
Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.
Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên phải mở cửa hoàn toàn thị trường, đưa mức thuế về gần như bằng 0% trong thời gian rất ngắn, chỉ trừ một số mặt hàng cực kỳ nhạy cảm.
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động… Nguồn: Ezlaw
Đàm phán TPP là một quá trình dài với rất nhiều cuộc họp ở nhiều cấp khác nhau. Từ năm 2010 đến 2013, tổng cộng đã có 19 vòng đàm phán chính thức diễn ra. Trong đó có vòng đàm phán thứ 7 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh trong các ngày từ 15 đến 24/6/2011.Trong 2 năm gần đây là 2014 và 2015, tiếp tục có nhiều cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng và cấp trưởng đoàn đàm phán diễn ra tại nhiều nước.
Việc gia nhập TTP, người dân các nước thành viên được hưởng nhiều quyền lợi như: Dễ dàng xin visa nhập cảnh vào các quốc gia thành viên, được các nước phát triển hỗ trợ về kỹ thuật và tay nghề lao động.
Tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.