Bí mật của những tập đoàn gia đình “khủng” ở Hàn Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Nền kinh tế và thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang bị thống trị bởi hàng chục tập đoàn gia đình có tài chính hùng hậu như Samsung, Hyundai, LG Electronics...

Những tập đoàn gia đình này được gọi theo tiếng Hàn là chaebol (“chae” là “sở hữu” và “mumbol” là “gia đình quyền quý”). Một số người coi các chaebol là những công ty chà đạp lên tính cạnh tranh, bợ đỡ chính quyền và tiến hành nhiều giao dịch “ngầm” để làm lợi cho các cổ đông là thành viên gia đình.
1. Tập đoàn Samsung
Tập đoàn SamSung là một trong những tập đoàn gia đình có bề thế nhất Hàn Quốc. Năm 1938, công ty Samsung được thành lập với 40 công nhân và chuyên buôn bán trái cây, cá khô. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Năm 1960, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu. Năm 1983, Samsung sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có tên tuổi ở Hàn Quốc.
 Ông Lee Kun Hee (giữa) thừa kế Samsung từ cha năm 27 tuổi, đã biến hãng trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất thế giới sau 45 năm.
Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Deagu Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại Châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ USD.
 Phó chủ tịch Lee Jae Yong, là con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee, cũng là người kế nhiệm tương lai của Tập đoàn Samsung.
 Chủ tịch của Samsung Electronics - Lee Kun Hee đã bán ra 314 triệu điện thoại di động năm 2013, trị giá 217 tỷ USD. Theo Forbes, ông Lee là người giàu nhất Hàn Quốc và là một trong những tỷ phú hàng đầu của thế giới với tài sản 12,9 tỷ USD. Năm 2013, ông xếp thứ 41 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí này.
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae Yong là con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee sẽ là người kế nhiệm tương lai của Tập đoàn này. Sau khi ly dị vợ năm 2008, tài sản của Lee Jae Yonge chỉ còn 880 triệu USD, nhưng đến nay con số ấy đã lên đến 5 tỷ USD.
2. Tập đoàn Huyndai
Tập đoàn Hyundai do Chung Ju Yung thành lập năm 1947, lúc đầu là một công ty xây dựng và nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn gia đình lớn nhất Hàn Quốc.
Chung Mong Koo – chủ tịch tập đoàn Huyndai là một trong mười nhân vật quyền lực nhất thế giới. 
Công ty được chia nhỏ ra 5 lĩnh vực kinh doanh vào ngày 1/4/2003, gồm Tập đoàn Motor Hyundai, Tập đoàn Hyundai, Tập đoàn Bách hóa Hyundai và Tập đoàn Phát triển Hyundai.
Trước khi cuộc cải tổ bắt đầu năm 2000, những lĩnh vực hoạt động chính của Hyundai gồm có đóng tàu, sản xuất xe hơi, xây dựng, bán lẻ, tài chính và điện tử. Sau khi người sáng lập qua đời năm 2001, các công ty cấu thành Hyundai đã bị chia nhỏ thành những công ty riêng lẻ. Mặc dù phần lớn tài sản của Hyundai đã mất đi, nhưng tập đoàn Hyundai vẫn hoạt động. Phần lớn là do Hyundai Asan điều hành, gồm cả các dự án đầu tư ở Triều Tiên. Một vài tài sản đáng lưu ý khác gồm Hyundai Elevator, Hyundai Merchant Marine, Hyundai Logistics, Hyundai Heavy Industries, Hyundai Corporation, Hyundai Construction và Hyundai Securities.
3. Tập đoàn LG
Koo Bon Moo - vị chủ tịch vĩ đại của LG. 
LG được thành lập năm 1947 với cái tên Lucky-Goldstar (ngôi sao vàng may mắn), sau đó được rút gọn theo dạng viết tắt thành "LG" năm 1995. LG cũng là tên viết tắt Lucky Geumseong tại Hàn Quốc, từ này dịch sang tiếng Anh nghĩa là Lucky Venus - thần vệ nữ may mắn hoặc Goldstar (sao vàng).
LG là một tập đoàn gia đình hàng đầu ở Hàn Quốc (LG Group), các sản phẩm chính của tập đoàn gồm hàng điện tử và sản phẩm dầu khí. Tập đoàn này có những nhánh công ty quan trọng như LG Electronics, trong đó nổi bật nhất là điện thoại.
4. Tập đoàn Lotte
Đây là tập đoàn lớn thứ 5 của Hàn Quốc, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như phân phối, thực phẩm, hóa dầu, xây dựng, giải trí, du lịch, v.v….
Chủ tịch Tập đoàn Lotte, ông Shin Dong Bin. 
Ông Shin Dong Bin là em trai của ông Shin Dong Joo, hiện ông giữ chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Lotte thay cho cha, ông Shin Kyuk Ho. Ông Sin Dong Bin đang có tham vọng đưa Lotte Group trở thành một trong 10 tập đoàn toàn cầu hàng đầu châu Á vào năm 2018. Ông Shin Dong Bin hiện đang đầu tư 3,5 tỷ USD xây dựng công trình Tòa tháp Lotte World.Dự kiến đây sẽ là tòa nhà cao nhất ở Hàn Quốc, với một công viên giải trí, sân trượt băng, chuỗi cửa hàng, khách sạn, không gian văn phòng.
Ông Shin Dong Joo, Chủ tịch của Lotte Holdings kiêm Phó Chủ tịch Tập đoàn Lotte do cha mình sáng lập. Ông Dong Joo là con trai cả của Shin Kyuk Ho – Cựu Chủ tịch Tập đoàn Lotte. Các công ty bán lẻ Lotte Shopping đã mang lại rất nguồn thu khổng lồ cho Shin Dong Joo từ các cửa hàng quần áo, thực phẩm, và rạp chiếu phim.
5. Tập đoàn vận tải Hanjin
Ông Cho Yang Ho, là chủ tịch tập đoàn vận tải Hanjin bao gồm các công ty lớn như Korean Air, công ty vận chuyển Hanjin Shipping và Hanjin Transportation. Ông Cho có 3 người con và hiện cả 3 người đều nắm giữ các vị trí điều hành tại hãng hàng không Korean Air.
Ông Cho Yang Ho, là chủ tịch tập đoàn vận tải Hanjin.
Vừa qua, con gái cả của ông – bà Heather Cho (40 tuổi) - Phó Chủ tịch của hãng Korean Airlines, đã làm mất mặt tập đoàn gia đình mình vì hành động lệnh cho một máy bay quay lại cửa xuất phát để đuổi một tiếp viên. Điều này khiến dư luận Hàn Quốc hết sức tức giận.
Theo tờ tin tài chính Quartz (Mỹ), hành vi ngạo mạn của bà Cho thể hiện một khía cạnh xấu xí của nền văn hóa “gia đình trị” phổ biến ở Hàn Quốc. Các thành viên khác trong gia đình thường có quyền lực lớn hơn các giám đốc điều hành cấp cao ở các công ty.
Bà Heather Cho (40 tuổi) - Phó Chủ tịch của hãng Korean Airlines.
Sau hành động “thoái quá” của mình, bà Heather Cho đã phải từ chức và cha của bà cũng đã lên tiếng xin lỗi về sự việc trên.
Thảo Nguyên (tổng hợp)

Bình luận(0)