”Vành đai, con đường” đốt tiền của Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều học giả có tên tuổi cảnh báo rằng sáng kiến “Vành đai, con đường” có thể  trở thành “vực sâu vô tận” đốt tiền đóng thuế của người dân Trung Quốc.

Trong chuyến thăm chính thức Pakistan hai ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông báo kế hoạch đầu tư trị giá 46 tỷ USD.
”Vanh dai, con duong” dot tien cua Trung Quoc
“Vành đai kinh tế tơ lụa mới” và “Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21” (gọi tắt là “Vành đai, con đường”) của Trung Quốc. 
Kế hoạch đầu tư này báo hiệu sự khởi  đầu  sáng kiến  “Vành đai kinh tế tơ lụa mới” và “Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21” (gọi tắt là “Vành đai, con đường”) của chính phủ Trung Quốc.
"Vực thẳm vô tận"
Giáo sư kinh tế Gene Chang - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Á tại Đại học Toledo (Mỹ) – nhận định rằng hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan sẽ là một “vực thẳm vô tận” đốt tiền của người nộp thuế Trung Quốc. Là một trong những người khởi xướng việc làm sống lại “Con đường tơ lụa trên biển”, Giáo sư Chang kêu gọi phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để đảm bảo sáng kiến này không bị chết yểu.
Tổng thư ký Hội đồng Kinh tế và Văn hóa Ấn Độ-Trung Quốc  (ICIC) Chen Si  cũng cho rằng việc Trung Quốc bắt đầu dự án “Vành đai, con đường” ở Pakistan là sai lầm. Theo ông, thế giới sẽ nhìn nhận sáng kiến này như một trò đùa, vì đầu tư một khoản tiền lớn như vậy là rất nguy hiểm và các nhóm tôn giáo cực đoan chống Trung Quốc sẽ có khả năng tấn công các dự án mà nhà chức trách Pakistan không thể bảo vệ. Điều này có thể thể dẫn đến tình trạng các dự án bị bỏ rơi.
Làm sống lại "Con đường tơ lụa trên biển"
Học giả Chen Si cho biết ông đã nghĩ đến “Con đường tơ lụa trên biển” từ năm 2010. Ý tưởng này được kết đưa vào một báo cáo tháng 8/2011 của Pan China, một công ty con trực thuộc Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị-nông thôn phát triển Trung Quốc. Báo cáo này sau đó được trình lên Văn phòng của Phó chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Chen Si nói: "Dự án vành đai và con đường mà các nhà chức trách Trung Quốc hiện đang thúc đẩy về cơ bản giống như các dự án mà tôi đã đề xuất”. Sau khi ông Chen đề xuất ý tưởng này, công ty Pan China đã làm việc với ông trong lĩnh vực nghiên cứu và chi tiết hóa. Khi một dự án ở Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) đòi hỏi sự hỗ trợ của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, Pan China đã viết một báo cáo và trình lên Văn phòng của Phó chủ tịch Tập Cận Bình.
Hai năm sau khi Pan China trình báo cáo lên Văn phòng của Tập Cận Bình, công chúng vẫn còn biết tương đối ít về đề xuất “Hành lang, con đường” đang được dần dần được triển khai này.
Hồi tháng 9 và tháng 10/2013, khi đến thăm Trung Á và Đông Nam Á, ông Tập Cận Bình đã công bố sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” và “Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21”, thu hút được sự chú ý của thế giới. Sau đó, sáng kiến “Vành đai, con đường” đã trở thành chiến lược quốc gia của Trung Quốc.
”Vanh dai, con duong” dot tien cua Trung Quoc-Hinh-2
 “Con đường tơ lụa” đầu tiên được thành lập trong thời Tây Hán.
Trung Quốc đã đầu tư 40 tỷ USD để thiết lập một Quỹ con đường tơ lụa, nhằm làm sống lại “Con đường tơ lụa” đầu tiên được thành lập trong thời Tây Hán và “Con đường tơ lụa trên biển” vốn phát triển mạnh trong các triều đại nhà Đường và nhà Tống. Trung Quốc  cũng đang dẫn đầu trong việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) nhằm tài trợ cho sáng kiến này.
Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là một nỗ lực chiến lược nối liền Châu Âu và Châu Á, kết nối các nền kinh tế mới nổi với các nước đang phát triển và phát triển.  Tổng cộng dân số của các nước dọc theo tuyến đường này vào khoảng 4,4 tỷ người, chiếm 63% dân số thế giới.
Rủi ro của "Kế hoạch Marshall Trung Quốc"
Báo  chí nước ngoài gọi là dự án “Vành đai, con đường” nói trên là "Kế hoạch Marshall Trung Quốc", so sánh sáng kiến này với kế hoạch đầu tư 13 tỷ USD của Mỹ xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở Châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Ở Trung Quốc đại lục, Giáo sư Ge Jianxiong của Đại học Fudan là một trong những người đầu tiên cảnh báo về những rủi ro tiềm tàng của dự án “Vành đai và đường”. Giáo sư Ge Jianxiong nói:  "Hiện nay Trung Quốc là động lực chính đằng sau dự án ‘Vành đai, con đường’. Nếu điều này không phù hợp với các bên hữu quan hoặc do nhu cầu của họ khác với Trung Quốc, người ta tự hỏi liệu vành đai kinh tế này có được xây dựng”. Giáo sư Ge Jianxiong nói thêm rằng lịch sử cho thấy động lực để duy trì “con đường tơ lụa” đến từ các nước khác, chứ không phải từ bản thân Trung Quốc.
Trong một báo cáo năm 2015 về thái độ của các nước láng giềng đối với dự án chiến lược “Vành đai, con đường”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng Ấn Độ đang tỏ ra do dự về dự án này, khi New Delhi đang nỗ lực tìm cách có được tiếng nói mạnh mẽ hơn trong khu vực.
Học giả Chen Si cho biết: "Khi  đề xuất xây dựng ‘Vành đai kinh tế  tơ lụa’ trong năm 2010, tôi muốn có sự hợp tác dân sự đối với các dự án ở  mỗi quốc gia dọc theo tuyến đường. Nhưng bây, thời thế đã thay đổi”.
Về việc Trung Quốc thông báo sẽ đầu tư một khoản tiền rất lớn để khởi động sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, học giả Chen Si nhận xét:  "Hiện chưa có các cơ chế giám sát và đấu thầu cũng như không có cơ quan nào chịu trách nhiệm về tài chính hoặc những rủi ro liên quan đến dự án”.
Ông Chen Si nói thêm rằng dự án “Vành đai, con đường” không phải là một dự án do chính phủ dẫn đầu, vì điều này sẽ làm suy yếu động lực thị trường.
Minh Châu (Theo WantChinaTimes)

Bình luận(0)