Từ trung tâm hướng ra ngoài có 4 đường tròn. Trong cung tròn đầu tiên có 8 cung đường. Cung tròn thứ 2 chia thành 16 tuyến đường. Cung tròn thứ 3 chia thành 32 ngả và cung tròn thứ 4 chia thành 64 ngả.
Thành phố có 3 vành đai vàng. Vành thứ nhất là quảng trường lớn, vành thứ 2 là các tòa nhà dịch vụ công cộng và cửa hàng, vành thứ 3 là nhà của cư dân, đặc biệt mọi nẻo đường đều sẽ dẫn đến trung tâm thành phố nên không bao giờ tắc đường.
Ai là người thiết kế?
Khâu Tông Quân (1879-1949), quê ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, được cho là người thiết kế thành phố bát quái. Ông vốn là giáo viên tiểu học. Năm 1918, ông từ bỏ sự nghiệp dạy học và giữ chức vụ lớn trong chính quyền.
Sau khi Khâu Tông Quân rời Thẩm Dương, ông tới Tân Cương, bắt đầu quy hoạch và xây dựng thành phố vào năm 1937. Khâu Tông Quân trực tiếp chủ trì quy hoạch, thiết kế và xây dựng thành phố Bát Quái Đặc Khắc Tư.
Triết lý Kinh Dịch
Thành phố bát quái Đặc Khắc Tư được cho xây dựng theo triết lý Kinh Dịch. Khâu Tông Quân đã đích thân chọn đất và hoàn thiện quy hoạch, thiết kế dựa trên đồ họa bát quái trong Kinh Dịch.
Thành phố bát quái có hình gần tròn, với một công viên hình vuông ở trung tâm. Tám tuyến đường chính tỏa ra từ trung tâm ra mọi hướng. Bốn đường vành đai bao quanh trung tâm tạo thành ba vòng tròn đồng tâm cách nhau 350m với các vành đai 8 và 16 phố (phỏng theo 64 quẻ của Kinh Dịch).