Đã có thể khám nghiệm tử thi mà không cần "mổ phanh" xác chết

Google News

Phương pháp khám nghiệm tử thi mới này giúp xác định được nguyên nhân cái chết cho những người theo quan niệm truyền thống, vốn không tán thành việc mổ xẻ xác chết.

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra phương pháp khám nghiệm tử thi mới mà không cần phẫu thuật xác chết, mở ra hướng đi mới cho nền y học.
Khám nghiệm tử thi là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến để xác định thời điểm cũng như nguyên nhân cái chết của nạn nhân. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do mà việc mổ tử thi không được ưu tiên áp dụng trong nhiều trường hợp. Vì thế, phát hiện của giới khoa học Anh mới đây sẽ mở ra nhiều hi vọng mới trong việc khám nghiệm tử thi.
Các nhà khoa học ở Đại học Leicester nước Anh đang nghiên cứu áp dụng phương pháp chụp cắt lớp sau phẫu thuật (PMCTA) trong việc khám nghiệm tử thi. Phương pháp đã được thử nghiệm trên 240 tử thi và đã cho kết quả đáng kinh ngạc.
Thống kê chỉ ra rằng phương pháp này có thể xác định nguyên nhân tử vong chính xác đến 92% mà không cần phải mổ tử thi như cách truyền thống. Cách thức này có thể giúp xác định được nguyên nhân cái chết cho những người theo quan niệm truyền thống, vốn không tán thành việc mổ xẻ xác chết.
Da co the kham nghiem tu thi ma khong can "mo phanh" xac chet
Đã có thể khám nghiệm tử thi mà không cần 'mổ phanh' xác chết. Ảnh minh họa 
Một nghiên cứu trước đây về PMCTA cho thấy triển vọng sử dụng hình ảnh y tế để điều tra nguyên nhân gây tử vong tự nhiên. Nhưng phương pháp này có một điểm yếu lớn là không có khả năng chẩn đoán bệnh động mạch vành, nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong tự nhiên.
"Trong phương pháp chụp cắt lớp vi tính lâm sàng, một chất tương phản được tiêm vào tĩnh mạch và quá trình lưu thông máu mang nó đi khắp cơ thể. Sau đó máy quét sẽ hiển thị trạng thái của các mạch máu ở bất kỳ nơi nào trong cơ thể. Nhưng đối với xác chết, máu không được lưu thông nên chúng ta không thể sử dụng kỹ thuật trên", Bruno Morgan, thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.
Giờ đây, vấn đề đã được nhóm nghiên cứu khắc phục bằng cách phát triển kỹ thuật chụp tia X động mạch vành xâm lấn tối thiểu. "Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nghĩa là chúng tôi sử dụng một ống thông đường tiểu để chèn vào trong động mạch, sau đó mới chụp tia X mạch", Morgan nói.
Theo Lê Cao/VietQ

>> xem thêm

Bình luận(0)