Ăn ít rau xanh, trái cây. Nhiều người thích thú với thực phẩm chế biến sẵn, thịt động vật mà bỏ qua rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Việc này hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe bởi bạn lãng phí lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa cực mạnh. Để đảm bảo sức khỏe, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn ít nhất năm khẩu phần trái cây và rau xanh mỗi ngày.
Ăn quá nhiều. Tiêu thụ lượng lớn thức ăn mỗi ngày khiến cơ thể dễ bị thừa cân, béo phì. Trong khi đó, béo phì tác động làm thay đổi lượng insulin và hormon giới tính trong cơ thể; khiến bạn dễ mắc ung thư ruột kết, ung thư vú thời mãn kinh, ung thư túi mật, buồng trứng và tuyến tụy.
Ăn nhiều đồ nướng. Tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến thịt dễ sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư. Vì lý do này, chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chế biến thực phẩm bằng cách rang, luộc hoặc hấp thay vì sử dụng đồ nướng.
Thiếu Vitamin D. Nghiên cứu chỉ ra, nồng độ vitamin D thấp trong cơ thể có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, bạn nên tăng cường vitamin D bằng cách thưởng thức các loại sữa không kem hoặc tắm nắng khoảng 15 phút lúc sáng sớm, chiều muộn. Thiếu axit béo Omega -3. Axit béo omega - 3 là một trong những dưỡng chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư cực nhạy. Tuy nhiên, thói quen sử dụng thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh khiến bạn khó có thể tích lũy đủ lượng omega - 3 hữu ích. Để tăng cường, bạn nên thường xuyên ăn hạt lanh, dầu ô liu và quả óc chó. Thực phẩm chế biến. Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích thường sử dụng nitrit để duy trì màu sắc cũng như hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Trong khi đó, hấp thụ nitrit làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Lạm dụng đồ uống có ga. Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 5 trên Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ khẳng định có sự liên hệ giữa uống nước ngọt với ung thư. Bên cạnh đó, nước ngọt dễ dẫn đến béo phì, chứng bệnh này gắn liền với nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư thực quản,nội mạc tử cung, thận, tuyến tụy, túi mật, và buồng trứng.
Sử dụng thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao. Nhiều nhà vườn lạm dụng thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể, dư lượng thuốc trừ sâu tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn thực phẩm được trồng theo phương thức hữu cơ; rửa sạch, khử độc trước khi chế biến món ăn.
Ăn ít rau xanh, trái cây. Nhiều người thích thú với thực phẩm chế biến sẵn, thịt động vật mà bỏ qua rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Việc này hoàn toàn bất lợi cho sức khỏe bởi bạn lãng phí lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa cực mạnh. Để đảm bảo sức khỏe, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn ít nhất năm khẩu phần trái cây và rau xanh mỗi ngày.
Ăn quá nhiều. Tiêu thụ lượng lớn thức ăn mỗi ngày khiến cơ thể dễ bị thừa cân, béo phì. Trong khi đó, béo phì tác động làm thay đổi lượng insulin và hormon giới tính trong cơ thể; khiến bạn dễ mắc ung thư ruột kết, ung thư vú thời mãn kinh, ung thư túi mật, buồng trứng và tuyến tụy.
Ăn nhiều đồ nướng. Tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến thịt dễ sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) - những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư. Vì lý do này, chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chế biến thực phẩm bằng cách rang, luộc hoặc hấp thay vì sử dụng đồ nướng.
Thiếu Vitamin D. Nghiên cứu chỉ ra, nồng độ vitamin D thấp trong cơ thể có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, bạn nên tăng cường vitamin D bằng cách thưởng thức các loại sữa không kem hoặc tắm nắng khoảng 15 phút lúc sáng sớm, chiều muộn.
Thiếu axit béo Omega -3. Axit béo omega - 3 là một trong những dưỡng chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư cực nhạy. Tuy nhiên, thói quen sử dụng thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh khiến bạn khó có thể tích lũy đủ lượng omega - 3 hữu ích. Để tăng cường, bạn nên thường xuyên ăn hạt lanh, dầu ô liu và quả óc chó.
Thực phẩm chế biến. Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích thường sử dụng nitrit để duy trì màu sắc cũng như hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Trong khi đó, hấp thụ nitrit làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Lạm dụng đồ uống có ga. Kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 5 trên Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ khẳng định có sự liên hệ giữa uống nước ngọt với ung thư.
Bên cạnh đó, nước ngọt dễ dẫn đến béo phì, chứng bệnh này gắn liền với nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư thực quản,nội mạc tử cung, thận, tuyến tụy, túi mật, và buồng trứng.
Sử dụng thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao. Nhiều nhà vườn lạm dụng thuốc trừ sâu nhằm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể, dư lượng thuốc trừ sâu tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn thực phẩm được trồng theo phương thức hữu cơ; rửa sạch, khử độc trước khi chế biến món ăn.