Nướng với ngọn lửa quá lớn. Thiếu kiên nhẫn khiến nhiều người tìm cách tăng nhiệt lượng để rút ngắn thời gian chế biến. Tuy nhiên, nướng ở nhiệt độ cao khiến thịt dễ sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) – những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư.
Ướp thịt quá lâu. Ướp thịt là cách đơn giản để giúp tăng hương vị món ăn. Bên cạnh đó, các loại gia vị trong hỗn hợp nước ướp cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm nguy cơ hình thành chất gây ung thư trong đồ nướng.
Dù vậy không nên lạm dụng, kéo dài thời gian ướp. Việc ướp nguyên liệu quá lâu trước khi nướng dễ làm giảm lượng các chất chống oxy hóa có lợi trong nước sốt. Tốt nhất, chỉ nên ướp trong vòng 30 phút mà thôi.
Sử dụng nước ướp cũ. Tận dụng nước ướp cũ giúp bạn tiết kiệm chi phí song ảnh hưởng nghiêm trọng đến hương vị món ăn, sức khỏe người tiêu dùng. Nguyên nhân bởi lớp nước cũ có khả năng tích tụ các vi khuẩn không có lợi, dễ gây ngộ độc. Nướng đồ ăn nhiều khói. Nhiều người thích chế biến đồ ăn trên than hồng để mang lại hương vị đặc trưng cho món nướng. Tuy nhiên, bằng cách này có thể khiến món ăn nhiễm nhiều khói, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Xiên thịt để nướng. Việc xiên thịt tạo nên các rãnh nhỏ bên trong, khiến lượng lớn chất béo dễ dàng được giải phóng, rơi xuống lò tạo nên khói độc ám vào đồ ăn, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyên nên để nguyên thớ thịt, chế biến với ngọn lửa nhỏ dần dần cho đến khi chín. Thái thịt không gọn gàng. Cố gắng thái thịt theo thớ thật gọn gàng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được lượng chất béo chảy thành dòng theo các cạnh của miếng thịt khi làm chín ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, da gà chứa lượng nhỏ axit amin góp phần tạo ra HCAs. Cách tốt nhất để giảm chất độc hại là lọc bỏ chúng trước khi chế biến. Nướng thịt cháy cạnh. Ngoài việc khiến món nướng trở nên khô xác, việc duy trì thời gian chế biến quá lâu không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi phần thịt cháy được đánh giá chứa nhiều chất hóa học gây ung thư nhất. Trường hợp này, bạn cần dùng dao cắt bỏ hoặc cạo nó đi. Nhớ gọt quá tay một chút để làm sạch một cách kỹ lưỡng.
Chọn vỉ nướng bằng nhôm. Chất liệu nhôm dễ phản ứng với các axit trong nguyên liệu gây chất PAHs độc hại. Tốt nhất, nên chọn loại vỉ làm bằng gốm chịu nhiệt cao hoặc thép không gỉ. Lưu ý, sau khi nướng cần vệ sinh dụng cụ kỹ càng. Tránh để các mảng bám sót lại, dễ dàng tiếp tục tạo khói độc, tăng mối nguy ung thư.
Nướng với ngọn lửa quá lớn. Thiếu kiên nhẫn khiến nhiều người tìm cách tăng nhiệt lượng để rút ngắn thời gian chế biến. Tuy nhiên, nướng ở nhiệt độ cao khiến thịt dễ sinh các amin dị vòng (HCAs) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) – những hợp chất có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào gây ung thư.
Ướp thịt quá lâu. Ướp thịt là cách đơn giản để giúp tăng hương vị món ăn. Bên cạnh đó, các loại gia vị trong hỗn hợp nước ướp cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm nguy cơ hình thành chất gây ung thư trong đồ nướng.
Dù vậy không nên lạm dụng, kéo dài thời gian ướp. Việc ướp nguyên liệu quá lâu trước khi nướng dễ làm giảm lượng các chất chống oxy hóa có lợi trong nước sốt. Tốt nhất, chỉ nên ướp trong vòng 30 phút mà thôi.
Sử dụng nước ướp cũ. Tận dụng nước ướp cũ giúp bạn tiết kiệm chi phí song ảnh hưởng nghiêm trọng đến hương vị món ăn, sức khỏe người tiêu dùng. Nguyên nhân bởi lớp nước cũ có khả năng tích tụ các vi khuẩn không có lợi, dễ gây ngộ độc.
Nướng đồ ăn nhiều khói. Nhiều người thích chế biến đồ ăn trên than hồng để mang lại hương vị đặc trưng cho món nướng. Tuy nhiên, bằng cách này có thể khiến món ăn nhiễm nhiều khói, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Xiên thịt để nướng. Việc xiên thịt tạo nên các rãnh nhỏ bên trong, khiến lượng lớn chất béo dễ dàng được giải phóng, rơi xuống lò tạo nên khói độc ám vào đồ ăn, tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyên nên để nguyên thớ thịt, chế biến với ngọn lửa nhỏ dần dần cho đến khi chín.
Thái thịt không gọn gàng. Cố gắng thái thịt theo thớ thật gọn gàng. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được lượng chất béo chảy thành dòng theo các cạnh của miếng thịt khi làm chín ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, da gà chứa lượng nhỏ axit amin góp phần tạo ra HCAs. Cách tốt nhất để giảm chất độc hại là lọc bỏ chúng trước khi chế biến.
Nướng thịt cháy cạnh. Ngoài việc khiến món nướng trở nên khô xác, việc duy trì thời gian chế biến quá lâu không được khuyến khích. Nguyên nhân bởi phần thịt cháy được đánh giá chứa nhiều chất hóa học gây ung thư nhất. Trường hợp này, bạn cần dùng dao cắt bỏ hoặc cạo nó đi. Nhớ gọt quá tay một chút để làm sạch một cách kỹ lưỡng.
Chọn vỉ nướng bằng nhôm. Chất liệu nhôm dễ phản ứng với các axit trong nguyên liệu gây chất PAHs độc hại. Tốt nhất, nên chọn loại vỉ làm bằng gốm chịu nhiệt cao hoặc thép không gỉ.
Lưu ý, sau khi nướng cần vệ sinh dụng cụ kỹ càng. Tránh để các mảng bám sót lại, dễ dàng tiếp tục tạo khói độc, tăng mối nguy ung thư.