Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại châu Âu phát hiện phụ nữ có khả năng đạt được kết quả tốt trong ca điều trị cao hơn 30% so với tỷ lệ nam giới đạt được trong giai đoạn đầu. Điều này rất có thể bắt nguồn từ sự khác biệt về giới tính.
|
Phụ nữ có nhiều cơ hội vượt qua u ác tính hơn đàn ông.
|
Tiến sĩ Arien Jossee – tác giả công trình nghiên cứu cho biết: “Phụ nữ ít khả năng phải đối diện với nguy cơ ung thư di căn đến
hạch bạch huyết và các cơ quan khác 30% so với năm giới. 30% này có thể quyết định đến sự sống còn”.
Kết quả nghiên cứu trên cũng được Joosse và các cộng sự đến từ Bỉ, Thụy Sĩ, Đức và Pháp công bố trên tạp chí Journal of Clinical Oncology.
Tiến sĩ Vernon Sondak, trưởng khoa khoa ung thư da tại Trung tâm Ung thư tại Tampa, Florida khẳng định, khoảng 70.000 người Mỹ được chẩn đoán u ác tính xâm lấn năm 2011. Khoảng 43% trong số đó là phụ nữ. Vậy nhưng, trong số 8.800 người tử vong vì căn bệnh thì tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh chỉ chiếm 35%.
Joosse lưu ý rằng thực tế phụ nữ có khả năng hồi phục nhanh hơn những người đàn ông sau khi được chẩn đoán mắc khối u ác tính. Nhận định này cũng từng được đề cập tại một nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, lý do thực sự thì các nhà khoa học chưa thể nắm rõ.
Có được nhận định trên, Joosse và nhóm của ông đã tiến hành phân tích dữ liệu liên quan đến 2.700 bệnh nhân mắc u da ác tính được thu thập từ bốn nghiên cứu khác nhau tại châu Âu.
Tất cả các bệnh nhân u ác tính nam và nữ được chẩn đoán mắc bệnh giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Trong và sau quá trình điều trị, các bệnh nhân được theo dõi về khả năng hồi phục, tái phát, di căn và
tử vong.
Kết quả là, bệnh nhân u da ác tính nam có ít chuyển biến tích cực và bệnh có khả năng trở nên tồi tệ hơn so với nữ giới.
Với bệnh nhân nữ, khả năng hồi phục thường cao hơn. Trong đó gồm cả phụ nữ trước hay sau thời mãn kinh.
Về lý thuyết, sự khác biệt mức độ estrogen có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục của phụ nữ. Dù vậy, cho đến nay các bằng chứng lại chỉ ra
hormone thường không tác động nhiều vào khối u ác tính.
Khả năng khác có thể liên quan đến sự trao đổi vitamin D, chức năng hệ miễn dịch, nồng độ testosterone nam khác biệt giữa hai giới.
Tuy nhiên, Joosse cũng thừa nhận: “Những dữ liệu chúng tôi có được không giúp củng cố được giả thuyết này”.