Thực phẩm giàu protein. Nhìn chung, những bệnh nhân ung thư dạ dày cần cung cấp lượng protein và calo cao. Uống sữa, ăn trứng, pho mát là những cách dễ dàng để hấp thu loại protein này. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn vẫn cần nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ để xác định thể trạng của mình nhằm đưa ra tác động phù hợp.
Ngoài ra, cần tránh hấp thu lượng chất béo từ động vật; tăng cường lượng chất béo cho cơ thể bằng cách ăn thêm bơ. Bệnh nhân ung thư dạ dày cũng cần bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin D. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: cá mòi; bắp cải; súp lơ xanh; sữa; trứng; pho mát và bánh mì được xem là nguồn cung cấp canxi khá dồi dào.
Trong khi đó, vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, dầu cá và trứng. Sắt chứa nhiều trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau xanh và trái cây khô.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ thường được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể mang lại cảm giác đầy bụng cho bệnh nhân. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa; nên kết hợp với các thức ăn khác dạng mềm như đậu phụ trong bữa ăn. Bánh quy giòn, bánh mì. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư dạ dày đều rơi vào tình trạng nôn hoặc buồn nôn. Việc ăn các loại bánh quy giòn hoặc bánh mì có thể giúp tránh những phiền toái này khá hiệu quả. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên ngậm một vài lát chanh, lá bạc hà sau khi ăn.
Ngoài việc tăng cường các loại thức ăn có lợi trên, bệnh nhân ung thư dạ dày cần cảnh giác với các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, dưa cà muối, dấm , mẻ, tương ớt… Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè… Bên cạnh đó, loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như dưa, cà muối, hành… cần phải được hạn chế tối đa.
Thực phẩm giàu protein. Nhìn chung, những bệnh nhân ung thư dạ dày cần cung cấp lượng protein và calo cao. Uống sữa, ăn trứng, pho mát là những cách dễ dàng để hấp thu loại protein này. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn vẫn cần nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ để xác định thể trạng của mình nhằm đưa ra tác động phù hợp.
Ngoài ra, cần tránh hấp thu lượng chất béo từ động vật; tăng cường lượng chất béo cho cơ thể bằng cách ăn thêm bơ.
Bệnh nhân ung thư dạ dày cũng cần bổ sung thêm sắt, canxi và vitamin D. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: cá mòi; bắp cải; súp lơ xanh; sữa; trứng; pho mát và bánh mì được xem là nguồn cung cấp canxi khá dồi dào.
Trong khi đó, vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, dầu cá và trứng. Sắt chứa nhiều trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau xanh và trái cây khô.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ thường được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể mang lại cảm giác đầy bụng cho bệnh nhân. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa; nên kết hợp với các thức ăn khác dạng mềm như đậu phụ trong bữa ăn.
Bánh quy giòn, bánh mì. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư dạ dày đều rơi vào tình trạng nôn hoặc buồn nôn. Việc ăn các loại bánh quy giòn hoặc bánh mì có thể giúp tránh những phiền toái này khá hiệu quả. Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên ngậm một vài lát chanh, lá bạc hà sau khi ăn.
Ngoài việc tăng cường các loại thức ăn có lợi trên, bệnh nhân ung thư dạ dày cần cảnh giác với các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, dưa cà muối, dấm , mẻ, tương ớt…
Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…
Bên cạnh đó, loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như dưa, cà muối, hành… cần phải được hạn chế tối đa.