Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với các loài động vật, các nhà khoa học nhận thấy acrylamide có trong lớp vỏ của bánh mì nướng và khoai tây chiên là nguyên nhân gây nên sự phát triển khối u và sự di căn nhanh chóng của tế bào ung thư.
Acrylamide hình thành tự nhiên trong thực phẩm giàu tinh bột khi được chế biến ở nhiệt độ cao bằng cách chiên hoặc nướng. Chất này dễ tìm thấy trong bánh quy giòn, bánh mì giòn, bánh mì mềm và khoai tây chiên. Những người từng tiếp xúc qua da với hóa chất acrylamide có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, yếu cơ hoặc tê cứng chân tay. Lượng acrylamide trong thức ăn không nhiều nên không mang lại phản ứng như tiếp xúc với hóa chất công nghiệp song nhà khoa học Marco Binaglia đến từ EFSA khuyến cáo nên cân nhắc khi tiêu thụ thực phẩm chứa chất này.
Binaglia cũng nói thêm: “Chúng tôi xác định được cách thức acrylamide gây tổn hại cấu trúc DNA, dẫn đến ung thư. Dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm nữa để có được hướng dẫn ăn uống cụ thể, có lợi cho sức khỏe”. Tại Mỹ, acrylamide trong nước uống được quy định bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Tuy nhiên, hiện chưa có quy định nào áp dụng cho các loại thực phẩm.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng xác thực về khả năng gây ung thư ở người của acrylamide song nó là khôn ngoan để chủ động cắt giảm chúng trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không cần lảng tránh các món ngon từ khoai tây. Thay vì nướng hay chiên giòn, bạn hãy thử các món canh hoặc luộc khoai tây để thưởng thức.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với các loài động vật, các nhà khoa học nhận thấy acrylamide có trong lớp vỏ của bánh mì nướng và khoai tây chiên là nguyên nhân gây nên sự phát triển khối u và sự di căn nhanh chóng của tế bào ung thư.
Acrylamide hình thành tự nhiên trong thực phẩm giàu tinh bột khi được chế biến ở nhiệt độ cao bằng cách chiên hoặc nướng. Chất này dễ tìm thấy trong bánh quy giòn, bánh mì giòn, bánh mì mềm và khoai tây chiên.
Những người từng tiếp xúc qua da với hóa chất acrylamide có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, yếu cơ hoặc tê cứng chân tay. Lượng acrylamide trong thức ăn không nhiều nên không mang lại phản ứng như tiếp xúc với hóa chất công nghiệp song nhà khoa học Marco Binaglia đến từ EFSA khuyến cáo nên cân nhắc khi tiêu thụ thực phẩm chứa chất này.
Binaglia cũng nói thêm: “Chúng tôi xác định được cách thức acrylamide gây tổn hại cấu trúc DNA, dẫn đến ung thư. Dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm nữa để có được hướng dẫn ăn uống cụ thể, có lợi cho sức khỏe”.
Tại Mỹ, acrylamide trong nước uống được quy định bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Tuy nhiên, hiện chưa có quy định nào áp dụng cho các loại thực phẩm.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng xác thực về khả năng gây ung thư ở người của acrylamide song nó là khôn ngoan để chủ động cắt giảm chúng trong bữa ăn.
Tuy nhiên, bạn không cần lảng tránh các món ngon từ khoai tây. Thay vì nướng hay chiên giòn, bạn hãy thử các món canh hoặc luộc khoai tây để thưởng thức.