Lý do không thể chữa khỏi bệnh ung thư phổi

Google News

(Kiến Thức) - Ung thư phổi gieo rắc nỗi sợ hãi khi tế bào gây bệnh dễ dàng tồn tại trong hơn 20 năm trước khi tàn phá cơ thể.

Đến nay, ung thư phổi được biết đến là loại ung thư gây ra tỷ lệ tử vong lớn nhất. Mỗi năm căn bệnh cướp đi sự sống của hơn 1,5 triệu người.
Đến nay, ung thư phổi là loại ung thư gây ra tỷ lệ tử vong lớn nhất.
Quá trình nghiên cứu, giới khoa học phát hiện ung thư phổi có thể bắt nguồn từ đột biến gen di truyền hoặc sự phát triển bất thường của một tế bào (thường do hậu quả của hút thuốc lá). Những tế bào bất thường liên tục sinh sôi, hình thành nên khối u ác tính.
Đáng báo động, quá trình sinh sôi có thể diễn ra khá lâu khiến trước khi cơ thể có dấu hiệu không ổn. Điều này cho phép tế bào gây bệnh có cơ hội tấn công nhiều vị trí khác khiến nỗ lực điều trị trở nên khó khăn hơn.
Đây cũng là lý do chỉ ra sự cần thiết của việc thường xuyên khám sức khỏe, phát hiện dấu hiệu ung thư sớm trước khi chúng phát triển mạnh.
Về phát hiện này, Charles Swanton đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư Anh cho biết: “Chỉ khi phát hiện ra cơ chế sinh sôi của tế bào ung thư phổi chúng tôi mới hiểu vì sao căn bệnh lại nguy hiểm và tỷ lệ điều trị thành công lại thấp đến vậy”.
Ramaswamy Govindan đến từ Washington University School of Medicine cho rằng: Phát hiện trên cho phép giới khoa học có hướng nghiên cứu mới, tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, giới chuyên môn cũng hy vọng trong một tương lai không xa sẽ phát triển loại thuốc miễn dịch mới có khả năng tăng cường hệ miễn dịch; giúp phòng tuyến bảo vệ cơ thể phát hiện, ức chế và tiêu diệt các khối u bệnh.
Phát hiện quan trọng cũng đặt ra yêu cầu cấp bách về việc tìm ra cách thức nhằm phát hiện ung thư phổi sớm ngay khi chúng còn là một lỗi di truyền trước khi chúng phân tán rộng.
Hiện các bác sĩ chủ yếu sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT) để phát hiện dấu hiệu ung thư phổi. Tuy nhiên, những dấu hiệu này phải đủ lớn mới có thể phát hiện trên máy quét.
Hải Yến

Bình luận(0)