|
Cách tiếp cận khối bằng hình ảnh quang học mới có thể cung cấp những hiểu biết chưa từng có trong sinh học và cơ chế bệnh ung thư. |
Qua việc chụp ảnh khối u đang phát triển, các nhà khoa học đang cố gắng hiểu những cơ chế thay đổi tinh tế (thường không nhìn thấy) của DNA, protein, các tế bào và mô đã làm thay đổi quá trình sinh học bình thường của cơ thể và gây ra bệnh tật. Nhóm nhà nghiên cứu này đã phát triển một công cụ chụp hình ảnh quang học tinh vi mới cho phép các nhà khoa học nhìn sâu bên trong khối u và phát hiện ra hoạt động bên trong của chúng.
Kỹ thuật hình ảnh quang học mới sẽ cho phép theo dõi được cả sự chuyển động của các phân tử, tế bào, và các chất lỏng bên trong khối u. Đồng thời, nó cũng giúp kiểm tra sự bất thường trong mạng lưới mạch máu bên trong các khối u, và quan sát chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi phương pháp điều trị.
Kỹ thuật này được tạo ra bởi giáo sư Dai Fukumura và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Massachusetts và Trường Y Harvard (Mỹ). Nó là sự kết hợp của hai phương pháp tạo ảnh quang học công nghệ cao khác nhau. Một cái được gọi là nhân quang laser quét kính hiển vi (MPLSM), là một công nghệ hình ảnh huỳnh quang tiên tiến. Phương pháp kia được gọi là hình ảnh miền tần số quang học (OFDI), chụp lại những mô tế bảo bằng tính tán xạ ánh sáng.
Ông Fukumura cho biết rằng phương pháp tiếp cận kết hợp mới sẽ là quá đắt để được sử dụng cho mục đích chẩn đoán thông thường nhưng nó hứa hẹn giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các hoạt động phức tạp của ung thư ở người và hỗ trợ trong nghiên cứu thuốc điều trị ung thư. "Những cách tiếp cận hình ảnh quang học có thể cung cấp những hiểu biết chưa từng có trong sinh học và cơ chế bệnh ung thư", ông nói.