Ung thư buồng trứng có nguồn gốc từ một khối u ác tính được tìm thấy trong buồng trứng. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng đã trở nên hiệu quả hơn trong những năm gần đây, đem đến hiệu quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện sớm.
Các triệu chứng của ung thư buồn trứng gồm:
• Đầy hơi hoặc khó chịu trong bụng
• Đau ở vùng bụng hoặc khung xương chậu
• Cảm thấy no quá nhanh trong bữa ăn
• Đi tiểu thường xuyên hơn
Những triệu chứng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư. Nếu những dấu hiệu trên xảy ra hàng ngày trong vài tuần, thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra lập tức.
Nguy cơ mắc bệnh: Lịch sử gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ cao hơn nếu một người thân đã mắc bệnh này hoặc ung thư vú hay đại tràng. Các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi di truyền chiếm 10 % tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng. Điều này bao gồm các gen đột biến BRCA1 và BRCA2, trong đó có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh nên đến gặp bác sĩ tư vấn để có những theo dõi y tế cần thiết.
Các yếu tố gây nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao nhất là tuổi tác. Bênh này có nhiều khả năng phát triển sau khi một phụ nữ bước qua thời kỳ mãn kinh. Sử dụng liệu pháp hormone hậu mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Liệu pháp thay thế hormone dùng estrogen mà không progesterone nhằm điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thu buồng trứng, theo các nhà nghiên cứu Anh.
Béo phì cũng là một nguy cơ gây ung thư buồng trứng. Phụ nữ béo phì có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hơn những phụ nữ khác. Đồng thời, tỷ lệ tử vong ung thư buồng trứng cao hơn đối với phụ nữ béo phì so với phụ nữ không bình thường khác. Phụ nữ càng béo thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng cao. Xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng. Có hai cách để tầm soát ung thư buồng trứng trước khi nó gây ra các triệu chứng hoặc xuất hiện trong đợt kiểm tra phụ khoa định kỳ. Thứ nhất là xét nghiệm máu để đo nồng độ của một loại protein được gọi là CA- 125. Cách thứ hai là siêu âm buồng trứng. Chẩn đoán ung thư buồng trứng. Kiểm tra hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT (ảnh), có thể giúp tiết lộ khối lượng buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định liệu những bất thường của buồng trứng có phải là ung thư hay không. Các giai đoạn của ung thư buồng trứng:
Giai đoạn I: Giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng
Giai đoạn II: Lây lan vào tử cung hoặc các cơ quan khác gần đó
Giai đoạn III: Lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc lót bụng
Giai đoạn IV: Lây lan đến các cơ quan xa xôi , như phổi hoặc gan Các loại ung thư buồng trứng. Phần lớn các bệnh ung thư buồng trứng là ung thư buồng trứng biểu mô. Đây là những khối u ác tính hình thành từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng. Ngoài ra, còn có một số khối u biểu mô không rõ ràng ung thư. Chúng được gọi là các khối u tiềm năng ác tính thấp (LMP). Khối u LMP phát triển chậm hơn và ít nguy hiểm hơn so với các hình thức khác của bệnh ung thư buồng trứng. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư buồng trứng. Đây được xem là một căn bệnh đáng sợ, với tỉ lệ sống tương đối là khoảng từ 89% đến 18 % đối với ung thư biểu mô buồng trứng trong vòng 5 năm, tùy thuộc vào giai đoạn khi bệnh được phát hiện. Đối với các khối u LMP, tỷ lệ sống sót tương đối nằm trong khoảng từ 99 % đến 77 % trong 5 năm. Phẫu thuật ung thư buồng trứng. Phẫu thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư buồng trứng và xác định giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là giai đoạn đầu của điều trị. Mục đích của nó là loại bỏ càng nhiều khối u ung thư càng tốt, có thể gồm một buồng trứng và mô xung quanh trong giai đoạn I. Trong giai đoạn muộn hơn, bệnh nhên có thể phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, cùng với tử cung và các mô xung quanh.
Hóa trị. Trong tất cả các giai đoạn của ung thư buồng trứng, hóa trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật. Giai đoạn điều trị này sử dụng thuốc để tiêu diệt bất kỳ khối u ung thư nào còn lại trong cơ thể. Phụ nữ có khối u LMP thường không cần điều trị hóa chất trừ khi khối u phát triển trở lại sau khi phẫu thuật. Liệu pháp nhắm mục tiêu ung thư. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm liệu pháp nhắm mục tiêu để ngăn ung thư buồng trứng phát triển. Một loại thuốc được gọi là Avastin giúp ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu mới để nuôi khối u. Avastin sẽ khiến các khối u co lại hoặc ngừng phát triển. Avastin đang được sử dụng điều trị một số bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang thử nghiệm liệu pháp này với ung thư buồng trứng bởi nó có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ung thư buồng trứng có nguồn gốc từ một khối u ác tính được tìm thấy trong buồng trứng. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng đã trở nên hiệu quả hơn trong những năm gần đây, đem đến hiệu quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện sớm.
Các triệu chứng của ung thư buồn trứng gồm:
• Đầy hơi hoặc khó chịu trong bụng
• Đau ở vùng bụng hoặc khung xương chậu
• Cảm thấy no quá nhanh trong bữa ăn
• Đi tiểu thường xuyên hơn
Những triệu chứng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư. Nếu những dấu hiệu trên xảy ra hàng ngày trong vài tuần, thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra lập tức.
Nguy cơ mắc bệnh: Lịch sử gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ cao hơn nếu một người thân đã mắc bệnh này hoặc ung thư vú hay đại tràng. Các nhà nghiên cứu tin rằng những thay đổi di truyền chiếm 10 % tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng. Điều này bao gồm các gen đột biến BRCA1 và BRCA2, trong đó có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh nên đến gặp bác sĩ tư vấn để có những theo dõi y tế cần thiết.
Các yếu tố gây nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao nhất là tuổi tác. Bênh này có nhiều khả năng phát triển sau khi một phụ nữ bước qua thời kỳ mãn kinh. Sử dụng liệu pháp hormone hậu mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Liệu pháp thay thế hormone dùng estrogen mà không progesterone nhằm điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thu buồng trứng, theo các nhà nghiên cứu Anh.
Béo phì cũng là một nguy cơ gây ung thư buồng trứng. Phụ nữ béo phì có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hơn những phụ nữ khác. Đồng thời, tỷ lệ tử vong ung thư buồng trứng cao hơn đối với phụ nữ béo phì so với phụ nữ không bình thường khác. Phụ nữ càng béo thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng cao.
Xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng. Có hai cách để tầm soát ung thư buồng trứng trước khi nó gây ra các triệu chứng hoặc xuất hiện trong đợt kiểm tra phụ khoa định kỳ. Thứ nhất là xét nghiệm máu để đo nồng độ của một loại protein được gọi là CA- 125. Cách thứ hai là siêu âm buồng trứng.
Chẩn đoán ung thư buồng trứng. Kiểm tra hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT (ảnh), có thể giúp tiết lộ khối lượng buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp này không thể xác định liệu những bất thường của buồng trứng có phải là ung thư hay không.
Các giai đoạn của ung thư buồng trứng:
Giai đoạn I: Giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng
Giai đoạn II: Lây lan vào tử cung hoặc các cơ quan khác gần đó
Giai đoạn III: Lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc lót bụng
Giai đoạn IV: Lây lan đến các cơ quan xa xôi , như phổi hoặc gan
Các loại ung thư buồng trứng. Phần lớn các bệnh ung thư buồng trứng là ung thư buồng trứng biểu mô. Đây là những khối u ác tính hình thành từ các tế bào trên bề mặt của buồng trứng. Ngoài ra, còn có một số khối u biểu mô không rõ ràng ung thư. Chúng được gọi là các khối u tiềm năng ác tính thấp (LMP). Khối u LMP phát triển chậm hơn và ít nguy hiểm hơn so với các hình thức khác của bệnh ung thư buồng trứng.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư buồng trứng. Đây được xem là một căn bệnh đáng sợ, với tỉ lệ sống tương đối là khoảng từ 89% đến 18 % đối với ung thư biểu mô buồng trứng trong vòng 5 năm, tùy thuộc vào giai đoạn khi bệnh được phát hiện. Đối với các khối u LMP, tỷ lệ sống sót tương đối nằm trong khoảng từ 99 % đến 77 % trong 5 năm.
Phẫu thuật ung thư buồng trứng. Phẫu thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư buồng trứng và xác định giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là giai đoạn đầu của điều trị. Mục đích của nó là loại bỏ càng nhiều khối u ung thư càng tốt, có thể gồm một buồng trứng và mô xung quanh trong giai đoạn I. Trong giai đoạn muộn hơn, bệnh nhên có thể phải cắt bỏ cả hai buồng trứng, cùng với tử cung và các mô xung quanh.
Hóa trị. Trong tất cả các giai đoạn của ung thư buồng trứng, hóa trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật. Giai đoạn điều trị này sử dụng thuốc để tiêu diệt bất kỳ khối u ung thư nào còn lại trong cơ thể. Phụ nữ có khối u LMP thường không cần điều trị hóa chất trừ khi khối u phát triển trở lại sau khi phẫu thuật.
Liệu pháp nhắm mục tiêu ung thư. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm liệu pháp nhắm mục tiêu để ngăn ung thư buồng trứng phát triển. Một loại thuốc được gọi là Avastin giúp ngăn chặn quá trình hình thành các mạch máu mới để nuôi khối u. Avastin sẽ khiến các khối u co lại hoặc ngừng phát triển. Avastin đang được sử dụng điều trị một số bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn đang thử nghiệm liệu pháp này với ung thư buồng trứng bởi nó có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.