Giúp bạn bắt bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Google News

(Kiến Thức) - Ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và lan ra các cơ quan khác của cơ thể.

Hỏi: Vui lòng cho tôi biết có những biện pháp nào để phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả? Nếu mắc phải thì giai đoạn đầu phát bệnh nên chú ý điều gì?
 Việc ăn ít trái cây và rau quả góp phần gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Trả lời:
Hiện nay người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư dạ dày, nhưng có một số yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
• Ăn nhiều thực phẩm hun khói và mặn
• Chế độ ăn ít trái cây và rau quả
• Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày
• Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc của dạ dày
• Viêm dạ dày mạn tính (tình trạng viêm dạ dày trong thời thời gian kéo dài)
• Thiếu máu ác tính, đó là sự sụt giảm các tế bào hồng cầu xảy ra khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12 như bình thường
• Hút thuốc lá
Ung thư dạ dày thường có ít triệu chứng biểu hiện cụ thể, và nếu ở giai đoạn sớm thì nó không có biểu hiện nào. Vì vậy bệnh rất khó phát hiện. Bệnh nhân có thể ăn không ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân và đau bụng mạn tính. Tuy nhiên, đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa (đau hoặc khó chịu ở vùng bụng trên) là triệu chứng rất phổ biến và là dấu hiệu chung của các bệnh thông thường ở đường tiêu hóa như trào ngược a-xít hoặc viêm dạ dày. Do vậy, nhiều người, ngay cả với bác sĩ, có thể không nghi ngờ ngay các dấu hiệu đó là ung thư dạ dày. Đây là lý do tại sao ung thư thường được phát hiện muộn. Một số triệu chứng ít phổ biến của ung thư dạ dày thường có xu hướng phát ra ở giai đoạn bệnh chuyển biến nặng như nôn mửa và đi ngoài phân có màu đen – dấu hiệu của xuất huyết dạ dày.
Lê Nguyệt

Bình luận(0)