Phương pháp này thường được dùng cho các khối u nhỏ hoặc những trường hợp không thể tiến hành giải phẫu cắt bỏ tế bào ung thư. Ngoài ra, nó cũng được dùng kết hợp với phẫu thuật nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Hiện nay các bác sĩ có thể lựa chọn xạ trị bên trong hoặc bên ngoài áp dụng cho bệnh nhân. Đối với xạ trị bên ngoài, các tia bức xạ sẽ được phát ra từ một loại máy chuyên dụng. Các tia xạ được chiếu lên khu vực cần tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn cho chúng không tấn công các mô khỏe mạnh. Xạ trị bên ngoài kéo dài năm ngày một tuần và mỗi lần chỉ mất vài phút.
Trong khi đó, xạ trị nội bộ ít được dùng cho bệnh nhân ung thư miệng. Ở đây, một loại phóng xạ được đưa trực tiếp vào mô vùng miệng hoặc cổ họng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này có thể kéo dài vài ngày.
Dù lâu hay nhanh, cả hai phương pháp trên đều để lại những tác dụng không mong muốn. Và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào lượng xạ được sử dụng.
1 - Cảm giác đau miệng, cổ họng: xạ trị có thể gây loét, đau đớn trong miệng và cổ họng. Để hạn chế, bạn có thể đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau.
2 - Khô miệng: ảnh hưởng của xạ trị khiến lượng nước bọt được tiết ra rất hạn chế, gây khó khăn trong khi ăn và nói chuyện. Uống nước là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các mẩu kẹo cứng không đường để làm ẩm khoang miệng.
3 - Sâu răng: ảnh hưởng này rất thường xảy ra khi xạ trị ung thư miệng. Tuy nhiên, bằng việc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.
Bên cạnh đó, khi đánh răng bạn cần đưa bàn chải thật nhẹ nhàng; tốt nhất nên chọn loại bàn chải mềm và vệ sinh răng miệng thường xuyên sau bữa ăn, trước khi ngủ.
4 - Gây đau, chảy máu nướu răng: ở thời điểm này nướu trở nên rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa vệ sinh thật nhẹ nhàng. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng tăm để xỉa răng.
5 - Gây nhiễm trùng: tình trạng khô miệng và tổn thương niêm mạc do xạ trị khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nhiễm trùng. Hàng ngày, bạn cần theo dõi các vết loét và các thay đổi bất thường khác. Nếu có vấn đề, cần báo ngay cho bác sĩ để họ nắm rõ được tình hình sức khỏe của bạn.
6 - Hàm trở nên “cứng” hơn: xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến việc nhai nuốt. Cụ thể, nó khiến bạn gặp khó khăn mỗi khi mở miệng để đưa thức ăn vào. Để không phải chịu phiền toái từ nó, bạn có thể tập mở miệng với mức độ to dần và áp dụng càng nhiều càng tốt.
7 - Nếu trước đây bạn có sử dụng răng giả thì việc thực hiện xạ trị sẽ làm thay đổi cấu trúc các mô trong miệng và khiến chúng không còn vừa vặn nữa. Sau đợt điều trị, bạn nên đề nghị các bác sĩ nha khoa thực hiện chỉnh sửa hoặc thay mới nếu cần thiết.
Phương pháp này thường được dùng cho các khối u nhỏ hoặc những trường hợp không thể tiến hành giải phẫu cắt bỏ tế bào ung thư. Ngoài ra, nó cũng được dùng kết hợp với phẫu thuật nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Hiện nay các bác sĩ có thể lựa chọn xạ trị bên trong hoặc bên ngoài áp dụng cho bệnh nhân. Đối với xạ trị bên ngoài, các tia bức xạ sẽ được phát ra từ một loại máy chuyên dụng. Các tia xạ được chiếu lên khu vực cần tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn cho chúng không tấn công các mô khỏe mạnh. Xạ trị bên ngoài kéo dài năm ngày một tuần và mỗi lần chỉ mất vài phút.
Trong khi đó, xạ trị nội bộ ít được dùng cho bệnh nhân ung thư miệng. Ở đây, một loại phóng xạ được đưa trực tiếp vào mô vùng miệng hoặc cổ họng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này có thể kéo dài vài ngày.
Dù lâu hay nhanh, cả hai phương pháp trên đều để lại những tác dụng không mong muốn. Và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào lượng xạ được sử dụng.
1 - Cảm giác đau miệng, cổ họng: xạ trị có thể gây loét, đau đớn trong miệng và cổ họng. Để hạn chế, bạn có thể đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau.
2 - Khô miệng: ảnh hưởng của xạ trị khiến lượng nước bọt được tiết ra rất hạn chế, gây khó khăn trong khi ăn và nói chuyện. Uống nước là giải pháp hữu hiệu trong trường hợp này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các mẩu kẹo cứng không đường để làm ẩm khoang miệng.
3 - Sâu răng: ảnh hưởng này rất thường xảy ra khi xạ trị ung thư miệng. Tuy nhiên, bằng việc thường xuyên vệ sinh sạch sẽ có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng.
Bên cạnh đó, khi đánh răng bạn cần đưa bàn chải thật nhẹ nhàng; tốt nhất nên chọn loại bàn chải mềm và vệ sinh răng miệng thường xuyên sau bữa ăn, trước khi ngủ.
4 - Gây đau, chảy máu nướu răng: ở thời điểm này nướu trở nên rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần đánh răng và dùng chỉ nha khoa vệ sinh thật nhẹ nhàng. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng tăm để xỉa răng.
5 - Gây nhiễm trùng: tình trạng khô miệng và tổn thương niêm mạc do xạ trị khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nhiễm trùng. Hàng ngày, bạn cần theo dõi các vết loét và các thay đổi bất thường khác. Nếu có vấn đề, cần báo ngay cho bác sĩ để họ nắm rõ được tình hình sức khỏe của bạn.
6 - Hàm trở nên “cứng” hơn: xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến việc nhai nuốt. Cụ thể, nó khiến bạn gặp khó khăn mỗi khi mở miệng để đưa thức ăn vào. Để không phải chịu phiền toái từ nó, bạn có thể tập mở miệng với mức độ to dần và áp dụng càng nhiều càng tốt.
7 - Nếu trước đây bạn có sử dụng răng giả thì việc thực hiện xạ trị sẽ làm thay đổi cấu trúc các mô trong miệng và khiến chúng không còn vừa vặn nữa. Sau đợt điều trị, bạn nên đề nghị các bác sĩ nha khoa thực hiện chỉnh sửa hoặc thay mới nếu cần thiết.