Vụ chặt 6700 cây xanh ở HN làm dân mạng buốt ruột

Google News

(Kiến Thức) - Thông tin chặt 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố HN đang khiến dư luận sôi sục, khắp nơi tràn ngập tâm thư, bài viết tỏ nỗi lòng thương cây. 

Xem clip Giáo sư Xoay - Đinh Tiến Dũng âu sâu cất lời hát thương cây:

Vài ngày gần đây, cư dân mạng Việt bàn luận không ngừng về quyết định của UBND thành phố Hà Nội về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị. Thông tin chặt 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội để thay mới nhằm hướng tới "cuộc cách mạng" hình ảnh cho đường phố thủ đô gây phản ứng đa chiều trong dư luận. 
Người dân thủ đô, cả những người nổi tiếng cũng đã công khai góp ý. Ông Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Chủ tịch AVG, được cộng đồng mạng ủng hộ nhiệt tình khi viết tâm thư nêu ý kiến tạm dừng chặt cây để xem xét quyết định của thành phố. 
Vụ chạt 6700 cay xanh ỏ HN làm dan mạng buót ruọt
 Hình ảnh nhiều cây xanh ở Hà Nội bị chặt hạ gây cảm giác nuối tiếc, thậm chí là buồn thương cho nhiều người dân. 
Trên mạng xã hội những ngày này, khắp các fanpage, các trang cá nhân, chủ đề về "cây xanh Hà Nội", "chặt cây", "bảo vệ 6700 cây xanh Hà Nội" đang cực kỳ nóng hổi. Hình ảnh những con đường vốn rợp bóng cây xanh ở Hà Nội trơ bê tông vì cây cối bị chặt được dân mạng truyền tay nhau, kèm theo vô số dòng viết thể hiện nỗi lòng thương cây.
Bức tâm thư gửi bạn bè trên mạng của Đào Thu Hương, người đang nghiên cứu trong ngành tài nguyên môi trường, đã được nhiều bạn trẻ, cư dân mạng chú ý đến. Trong bức tâm thư có đoạn: "Năm 2013, Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6816/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà nội giai đoạn 2014 – 2015. Cuối năm 2014, hàng loạt cây xanh trên đường Kim Mã, Nguyễn Trãi được cắt bỏ và thay thế. Giới trẻ Hà nội lại một lần nữa sục sôi. Những người đã gắn bó với Hà Nội nhiều năm, đã lưu lại nhiều ký ức và kỷ niệm với những con đường và hàng cây này cảm thấy xót xa, như bị cắt bỏ đi một phần yêu thương của mình. Đầu năm 2015, lại một lần nữa, trang mạng facebook, báo chí và truyền thông lại tập trung vào thông tin Hà nội thay thế 6.700 cây xanh trên các tuyến phố". 
Vụ chạt 6700 cay xanh ỏ HN làm dan mạng buót ruọt-Hinh-2
 Ảnh chụp một phần bức tâm thư của Đào Thu Hương về câu chuyện Hà Nội chặt 6700 cây xanh. 
Đào Thu Hương còn phân tích về sự phát triển của thủ đô, từ đó khẳng định: "Không có sự phát triển nào không phải đánh đổi, làm thế nào để sự đánh đổi đó là xứng đáng, để những gì phải trả giá không phải quá đắt, để công bằng với những thế hệ đi sau?". Thu Hương chỉ ra thêm những ảnh hưởng to lớn tới thủ đô cùng với sự phát triển của nó sau khi chặt 6700 cây xanh, ảnh hưởng tới môi trường, tới hệ sinh thái... từ đó đặt ra câu hỏi: "Như vậy, việc cần làm của chúng ta bây giờ là phải trồng thêm hay chặt bỏ cây đi?". 
Hy vọng thay đổi được quyết định của thành phố, nhiều người dân thủ đô đang gửi những thông điệp thương cây. Vài ngày gần đây, có thể dễ dàng bắt gặp trên phố, dưới nhiều gốc cây to có dán những mảnh giấy với dòng chữ "Xin đừng chặt, đừng giết tôi".
Vụ chạt 6700 cay xanh ỏ HN làm dan mạng buót ruọt-Hinh-3
Một số người dân Hà Nội tự mình dán lên các gốc cây to mảnh giấy "Xin đừng giết tôi" như một nỗ lực tự mình bảo vệ màu xanh thành phố. 
Một vài nghệ sĩ, bằng lời ca, tiếng hát của mình cũng nói lên nỗi lòng, sự tiếc nuối cây xanh bị chặt. Giáo sư Xoay - Đinh Tiến Dũng âu sầu ngồi trong ô tô, cất tiếng hát thương cây, thương Hà Nội: "Hà Nội rồi sẽ trơ bê tông như bị... vặt lông". 
Ca sĩ Tuấn Hưng và khúc nhạc chế "Sẽ không còn cây" nêu thắc mắc: "Sao tự nhiên cắt cây, sao tự nhiên phá banh hàng cây vốn xinh đẹp? Và đây là do ý ai, tự dưng hứng lên tìm cây to mà cắt?".
Xem clip ca sĩ Tuấn Hưng thắc mắc "Ai tự dưng hứng lên tìm cây to mà cắt?":

Mặc dù lãnh đạo thành phố đã giải thích rằng, việc chặt cây là để thay cây mới tốt hơn, đẹp và an toàn hơn, nhưng cư dân mạng vẫn lo lắng, tiếc và buồn. Bởi chặt cây thì nhanh, nhưng để cây trồng mới phát triển đủ để cho bóng mát cho thành phố thì cần nhiều năm. Và trong những năm ấy, người dân sẽ phải chấp nhận những khoảng trống trơ trụi mà những cây xanh bị chặt để lại.
T.A

>> xem thêm

Bình luận(0)