Cuối tháng 8/2013, quần chúng và cư dân mạng xôn xao bàn tán về quy định cấm quay phim, chụp ảnh CSGT. Ảnh: Tiền Phong.
Được biết, quy định này được Cục CSGT đường bộ - đường sắt đưa ra trong hoàn cảnh nhiều clip, hình ảnh liên quan đến CSGT được người dân ghi lại sau đó tung lên mạng thời gian qua đã gây ra những hậu quả xấu tới lực lượng này. Ảnh: Thanh Niên.
Theo đó, công dân sẽ không được phép chụp ảnh, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ nếu như không được đồng ý. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, quy định này vấp phải sự phản đối của một bộ phận quần chúng và gây ra nhiều tranh cãi trên mạng cùng các diễn đàn.
Nhiều người cho rằng quy định này là thiếu hợp lý, bởi không phải hình ảnh, clip nào liên quan đến CSGT được tung lên mạng cũng đều gây ra hậu quả xấu. Chưa kể đến đã có nhiều sai phạm trong công tác, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng CSGT được phát hiện và ngăn chặn dựa vào những hình ảnh, clip đăng tải trên mạng. Ảnh cắt trong clip tố CSGT Vũng Tàu "ăn bẩn".
Nick name Tuyền Văn cho rằng: “Không cho quay, ghi hình thì vừa rồi làm sao truy ra được nhiều vụ việc như CSGT ghi biên lai lậu, đổi lỗi để ăn tiền của tài xế ở Vũng Tàu. Rồi thái độ hành xử trong khi làm nhiệm vụ của các CSGT nếu có điều bất thường... nếu không quay lại, dân muốn phản ánh thì cũng lấy đâu ra bằng chứng? Thành viên Tùng Quân bày tỏ: “Tôi nghĩ người tham gia giao thông vẫn được quyền ghi lại hình ảnh, thực hiện giám sát CSGT làm nhiệm vụ. Tuy nhiên chỉ được quay người, nếu quay mặt của CSGT thì cần phải được đồng ý”. Ảnh cắt trong clip CSGT Tp. HCM điềm đạm, nghiêm túc giải thích luật cho người tham gia giao thông.
Cũng trong tháng 8, vấn đề “ngực lép” sẽ không được đi xe máy cũng trở thành tâm điểm bàn tán, tranh cãi của quần chúng, cộng đồng mạng.
Thông tin Bộ Y tế và Bộ GTVT đề xuất tái áp dụng quy định “ngực lép” không được lái xe từ năm 2008 trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô... Ảnh: Pháp luật Tp. HCM.
Theo đó, để thi bằng lái xe (ô tô, xe máy) người thi phải đạt được nhiều tiêu chuẩn về sức khỏe, trong đó có quy định người có vòng ngực nhỏ hơn 72 cm sẽ không được thi lấy bằng A1, B1. Ảnh: Ngọc Hải.
Dù mới chỉ nằm trên giấy tờ, nhưng quy định này lại một lần nữa gây “bão” dư luận giống như lần đề xuất đầu tiên năm 2008. Người dân, cộng đồng mạng nhìn chung phản đối vì bằng lái xe hạng A1, B1 là bằng phổ biến nhất, trong khi người Việt cũng không thiếu những người có vóc dáng nhỏ bé.
Nick name Uy Ly bày tỏ: “Tôi 24 tuổi, người gầy yếu, nhỏ con từ bé... nghe quy định này tôi đã định bỏ đi xe máy để chuyển sang đi bộ. Nhưng tôi vẫn hi vọng quy định này cần được xem xét lại, bởi nghe qua đã thấy có nhiều điều bấn ổn, vô lý”. Nick name Hùng Thành lại cho rằng: “Tôi thấy còn có nhiều quy định về sức khỏe khác nữa để thi bằng lái... Tôi nghĩ đi đơn giản là học luật, biết luật, có kĩ năng điều khiển xe tốt, ai ốm yếu, có vấn đề về sức khỏe, bệnh tật này nọ thì cũng chẳng đi thì làm gì, có thi thì cũng trượt”. Ảnh: Tiền Phong.
Thời điểm đầu năm học 2013 – 2014, một văn bản cấm nữ giáo viên không được mặc váy khi lên lớp cũng khiến nhiều người “tròn mắt, há miệng”. Ảnh minh họa.
Cộng đồng mạng xôn xao khi biết rằng, văn bản này do Hiệu trưởng trường THCS, THPT Việt Trung, Quảng Bình đề ra với mục đích chính là giúp học sinh tập trung hơn trong học tập và giữ gìn tác phong của giáo viên, học sinh theo đúng quy định. Ảnh Tiền Phong.
Dân mạng đã đem những thông tin về quy định cấm này lên các trang xã hội, diễn đàn để bàn tán, nêu nhiều quan điểm cá nhân. Có người cho rằng quy định này là không phù hợp và có phần “nực cười”...
Bạn đọc Quỳnh Ngân ở Thanh Miện, Hải Dương chia sẻ: “Trong quy định này, các loại váy không được phân loại... giả sử nếu một nữ giáo viên mang thai cần mặc những loại váy, đầm bầu để lên lớp liệu cũng bị cấm nốt? Váy quá ngắn cấm là đương nhiên, không nói làm gì nhưng trang phục công sở còn có váy dài, váy lửng, váy cho bà bầu... cấm thế nào để cho được hợp lý?”. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Bạn đọc Tâm Bùi gửi bình luận: “Hình thức chỉ là thứ yếu thôi, chất lượng giảng dạy mới cần được quan tâm, điều chỉnh nhiều hơn. Giáo viên dạy hay, dạy tốt thì tự khắc học sinh sẽ tập trung. Học trò có ý thức thì thầy cô cũng có thêm hứng thú đi dạy. Có nhất thiết là phải o ép, bắt mặc thế này, mặc thế nọ không?”. Ảnh: Thu Hằng.
Cuối tháng 8/2013, quần chúng và cư dân mạng xôn xao bàn tán về quy định cấm quay phim, chụp ảnh CSGT. Ảnh: Tiền Phong.
Được biết, quy định này được Cục CSGT đường bộ - đường sắt đưa ra trong hoàn cảnh nhiều clip, hình ảnh liên quan đến CSGT được người dân ghi lại sau đó tung lên mạng thời gian qua đã gây ra những hậu quả xấu tới lực lượng này. Ảnh: Thanh Niên.
Theo đó, công dân sẽ không được phép chụp ảnh, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ nếu như không được đồng ý. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, quy định này vấp phải sự phản đối của một bộ phận quần chúng và gây ra nhiều tranh cãi trên mạng cùng các diễn đàn.
Nhiều người cho rằng quy định này là thiếu hợp lý, bởi không phải hình ảnh, clip nào liên quan đến CSGT được tung lên mạng cũng đều gây ra hậu quả xấu. Chưa kể đến đã có nhiều sai phạm trong công tác, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng CSGT được phát hiện và ngăn chặn dựa vào những hình ảnh, clip đăng tải trên mạng. Ảnh cắt trong clip tố CSGT Vũng Tàu "ăn bẩn".
Nick name Tuyền Văn cho rằng: “Không cho quay, ghi hình thì vừa rồi làm sao truy ra được nhiều vụ việc như CSGT ghi biên lai lậu, đổi lỗi để ăn tiền của tài xế ở Vũng Tàu. Rồi thái độ hành xử trong khi làm nhiệm vụ của các CSGT nếu có điều bất thường... nếu không quay lại, dân muốn phản ánh thì cũng lấy đâu ra bằng chứng? Thành viên Tùng Quân bày tỏ: “Tôi nghĩ người tham gia giao thông vẫn được quyền ghi lại hình ảnh, thực hiện giám sát CSGT làm nhiệm vụ. Tuy nhiên chỉ được quay người, nếu quay mặt của CSGT thì cần phải được đồng ý”. Ảnh cắt trong clip CSGT Tp. HCM điềm đạm, nghiêm túc giải thích luật cho người tham gia giao thông.
Cũng trong tháng 8, vấn đề “ngực lép” sẽ không được đi xe máy cũng trở thành tâm điểm bàn tán, tranh cãi của quần chúng, cộng đồng mạng.
Thông tin Bộ Y tế và Bộ GTVT đề xuất tái áp dụng quy định “ngực lép” không được lái xe từ năm 2008 trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô... Ảnh: Pháp luật Tp. HCM.
Theo đó, để thi bằng lái xe (ô tô, xe máy) người thi phải đạt được nhiều tiêu chuẩn về sức khỏe, trong đó có quy định người có vòng ngực nhỏ hơn 72 cm sẽ không được thi lấy bằng A1, B1. Ảnh: Ngọc Hải.
Dù mới chỉ nằm trên giấy tờ, nhưng quy định này lại một lần nữa gây “bão” dư luận giống như lần đề xuất đầu tiên năm 2008. Người dân, cộng đồng mạng nhìn chung phản đối vì bằng lái xe hạng A1, B1 là bằng phổ biến nhất, trong khi người Việt cũng không thiếu những người có vóc dáng nhỏ bé.
Nick name Uy Ly bày tỏ: “Tôi 24 tuổi, người gầy yếu, nhỏ con từ bé... nghe quy định này tôi đã định bỏ đi xe máy để chuyển sang đi bộ. Nhưng tôi vẫn hi vọng quy định này cần được xem xét lại, bởi nghe qua đã thấy có nhiều điều bấn ổn, vô lý”. Nick name Hùng Thành lại cho rằng: “Tôi thấy còn có nhiều quy định về sức khỏe khác nữa để thi bằng lái... Tôi nghĩ đi đơn giản là học luật, biết luật, có kĩ năng điều khiển xe tốt, ai ốm yếu, có vấn đề về sức khỏe, bệnh tật này nọ thì cũng chẳng đi thì làm gì, có thi thì cũng trượt”. Ảnh: Tiền Phong.
Thời điểm đầu năm học 2013 – 2014, một văn bản cấm nữ giáo viên không được mặc váy khi lên lớp cũng khiến nhiều người “tròn mắt, há miệng”. Ảnh minh họa.
Cộng đồng mạng xôn xao khi biết rằng, văn bản này do Hiệu trưởng trường THCS, THPT Việt Trung, Quảng Bình đề ra với mục đích chính là giúp học sinh tập trung hơn trong học tập và giữ gìn tác phong của giáo viên, học sinh theo đúng quy định. Ảnh Tiền Phong.
Dân mạng đã đem những thông tin về quy định cấm này lên các trang xã hội, diễn đàn để bàn tán, nêu nhiều quan điểm cá nhân. Có người cho rằng quy định này là không phù hợp và có phần “nực cười”...
Bạn đọc Quỳnh Ngân ở Thanh Miện, Hải Dương chia sẻ: “Trong quy định này, các loại váy không được phân loại... giả sử nếu một nữ giáo viên mang thai cần mặc những loại váy, đầm bầu để lên lớp liệu cũng bị cấm nốt? Váy quá ngắn cấm là đương nhiên, không nói làm gì nhưng trang phục công sở còn có váy dài, váy lửng, váy cho bà bầu... cấm thế nào để cho được hợp lý?”. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Bạn đọc Tâm Bùi gửi bình luận: “Hình thức chỉ là thứ yếu thôi, chất lượng giảng dạy mới cần được quan tâm, điều chỉnh nhiều hơn. Giáo viên dạy hay, dạy tốt thì tự khắc học sinh sẽ tập trung. Học trò có ý thức thì thầy cô cũng có thêm hứng thú đi dạy. Có nhất thiết là phải o ép, bắt mặc thế này, mặc thế nọ không?”. Ảnh: Thu Hằng.