Chẳng ai biết ngôi Miếu Bà cổ có từ bao giờ, nhưng hàng trăm năm nay ngôi miếu có kiến trúc kỳ lạ này vẫn luôn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ với sự bao bọc bởi cây si cổ thụ.
|
Ngôi miếu được bao bọc bởi cây si hàng trăm năm tuổi. |
Ngôi Miếu Bà ở thôn Văn Minh (xã Văn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) nằm tựa mình bên triền núi, cả ngôi miếu cổ được che chắn bởi một
cây cổ thụ chưa xác định được niên đại.
Theo quan sát, cả gốc cây si cắm từ trên nóc miếu xuống tận dưới đáy, phía trên ngôi miếu cổ là thân cây, xung quanh miếu bị rễ cây xù xì bám chặt. Bên trong miếu có nhiều câu đối chữ Hán cũ chưa một ai có thể dịch đúng nghĩa. Tán cây si cổ thụ tỏa rộng toàn bộ khuôn viên ngôi miếu tạo nên những nét cổ kính, thiêng liêng.
|
Miếu Bà rất linh thiêng nên người dân xung quanh và du khách đi qua ai cũng tới viếng.
|
Ngôi miếu cổ kính này được xây dựng nên bởi nguyên liệu hết sức đơn giản là vôi, mật của cây mía và những sợi tơ hồng, nhưng trải qua bao năm chiến tranh, nhiều trận bão và lũ lụt, ngôi miếu vẫn rất hiên ngang và vững chãi.
Theo nhiều người dân ở đây, Miếu Bà rất linh thiêng chính vì thế không chỉ người dân mà rất nhiều khách du lịch đến viếng. Ngôi miếu Bà được xếp hạng di tích lịch sử theo Quyết định số 31/QĐ-UB vào năm 2005.
|
Ngôi miếu cổ được công nhận di tích lịch sử.
|
Theo ông Đỗ Tấn Thùn (SN 1947, Trưởng chi hội người cao tuổi thôn Văn Minh), người được giữ trọng trách trông coi khu di tích cho biết: “Đây từng là nơi diễn ra Hội nghị Tổng bộ Việt Minh. Tại đây Hội nghị đã quyết định thành lập các tổ, đội tự vệ tập trung, các khu căn cứ huấn luyện
quân sự, giáo dục chính trị. Từ đây, lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đã ra đời trong sự che chở đùm bọc của người dân địa phương trong những năm chiến tranh. Chính vì ngôi miếu nằm trong cây si cổ thụ đã trở thành di tích lịch sử ghi dấu mốc son chói lọi của
quân đội và nhân dân Quảng Bình”.