“Trao quyền nổ súng, dễ dẫn đến lạm quyền”

Google News

(Kiến Thức) - Thực tế là có những hành vi chống người thi hành công vụ lại có nguyên nhân bắt nguồn từ những hành vi tiêu cực của lực lượng chức năng.

Ngày 1/2/2014, Nghị định 208/2013, văn bản pháp luật đầu tiên về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được Chính phủ ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Điều gây “nóng” dư luận và lo lắng cho người dân chính là việc trong Nghị định có quy định trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc khi người chống đối sử dụng vũ khí tấn công thì tùy trường hợp mà người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Việc nổ súng phải tuân thủ Điều 22 Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thực tế, trong thời gian qua, tình trạng chống người thi hành công vụ trong cả nước diễn biến khá phức tạp, với tính chất, mức độ nguy hiểm là rất lớn, ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, trên nhiều lĩnh vực xã hội nhất là trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thu hồi giải phóng mặt bằng, bảo vệ rừng....
Nguyên nhân của tình trạng người dân chống người thi hành công vụ này có rất nhiều, song rõ nhất là do nhiều văn bản luật hiện nay còn bất cập. Ví dụ như chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong một số trường hợp chưa phù hợp với thực tế, thiệt thòi cho người bị thu hồi đất, gây nên sự phản ứng, bức súc của người dân. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là do công tác chỉ đạo, công tác điều hành, quản lý Nhà nước và công việc giải thích và áp dụng pháp luật ở một số địa phương trong toàn quốc còn nhiều yếu kém dẫn tới bức xúc và phát sinh hành động tiêu cực, phạm pháp…
Từ ngày 1/2/2014, trong trường hợp đặc biệt, người thi hành công vụ có quyền nổ súng... 
Lấy ví dụ ngày trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhiều chiến sĩ CSGT bị chống đối, tấn công, uy hiếp đến sức khỏe và tính mạng, như việc lao thẳng xe vào CSGT, hất tung CSGT lên nắp ca-pô chạy hàng cây số trên đường,… làm cho dư luận cả nước vô cùng phẫn nộ. Những hành vi vi phạm pháp luật này chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm bởi rõ ràng pháp luật đã bị một số đối tượng khinh nhờn, thách thức. Tuy nhiên, thực tế có những hành vi chống người thi hành công vụ lại có nguyên nhân bắt nguồn từ những hành vi tiêu cực của lực lượng chức năng. Ví dụ như lực lượng CSGT đòi mãi lộ, hành xử không đúng với người vi phạm giao thông…, gây bức xúc dẫn đến hành vi phản ứng của người vi phạm giao thông vượt quá mức cho phép, dẫn đến việc vi phạm pháp luật.
Hiện nay, hiến pháp và các văn bản luật đã có những quy định rất rõ về quyền phòng vệ chính đáng: Là quyền của tất cả công dân và đương nhiên người thi hành công vụ cũng có quyền đó. Việc quy định rõ một phương pháp phòng vệ chính đáng cho riêng người thi hành công vụ bằng cách được dùng súng bắn vào đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ là một đặc quyền rất lớn cho người đang thi hành công vụ, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của người đang thi hành công vụ.
  
Trao quyền nổ súng cho người thi hành công vụ trong Nghị định 208 mang tính chất phòng ngừa, răn đe đối với người nào cố tình có hành vi chống người thi hành công vụ. Những cũng đặt ra một định nghĩa và khái niệm về hành vi thế nào là “chống người thi hành công vụ”?. Đây rõ ràng cũng đặt ra câu hỏi cho cả người thi hành công vụ lẫn người dân.
Trao quyền nổ súng cho người đang thi hành công vụ trong Nghị định 208 cũng mang tính chất phòng ngừa, răn đe đối với người nào cố tình có hành vi chống người thi hành công vụ. Những cũng đặt ra một định nghĩa và khái niệm về hành vi thế nào là “chống người thi hành công vụ” như Nghị định 208? Đây rõ ràng cũng đặt ra câu hỏi cho cả người thi hành công vụ lẫn người dân. Khi triển khai thực hiện Nghị định 208, các cơ quan nhà nước nên có một chiến lượng tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho toàn dân, mặt khác, việc bồi dưỡng, đào tạo, hướng dẫn cho những người thi hành công vụ về quyền va nghĩa vụ khi sử dụng súng.
Là một luật sư tôi cũng thương xuyên tiếp xúc với những vụ việc cưỡng liên ngành, đây là mối quan hệ cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật về cưỡng chế vụ việc hành chính, người thực thi công vụ lúc đó không có điều kiện đầy đủ để xác định người công dân đang chống mình thi hành công vụ là dấu hiệu phạm tội hay không, không thể biết đó là phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí người thực thi công vụ lúc đó còn hành động theo cảm xúc rất nhiều do hành vi chống đối của công dân nên rất dễ họ sẽ sử dụng phương tiện, công cụ bảo vệ là súng, nên sẽ rất dễ dẫn đến lạm quyền, tùy tiện trong việc nổ súng, gây bất ổn trong xã hội.
Kiến Thức tiếp tục cập nhật những ý kiến của các chuyên gia về vấn đề xung quanh việc trao quyền nổ súng cho người thi hành công vụ để độc giả có những góc nhìn đa chiều liên quan đến vụ việc...
Luật sư Trần Viết Hưng - Phó GĐ Công ty Luật Trường Sa

Bình luận(0)