|
Ảnh minh họa. |
Việc ông Lương Khánh Thuận và ông Nguyễn Đăng Khoa “tự nguyện” trả lại tiền lương có lẽ không phải ngẫu nhiên mà có thể có liên quan đến sự việc lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích tại TPHCM nhận lương từ 800 triệu đồng/năm đến 2,6 tỷ đồng/năm và 8 lãnh đạo của 4 doanh nghiệp trên đã bị Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố đình chỉ chức vụ để điều tra làm rõ vào ngày 4/9/2013, sau đó có người bị xử lý kỷ luật tới mức cao nhất là buộc thôi việc. Một lý do nữa khiến lãnh đạo phải “tự nguyện” là vì đã có đơn khiếu nại của công nhân về các sai phạm của Công ty này.
Đây là doanh nghiệp nhà nước được ưu đãi nhiều chế độ cũng như môi trường điều kiện làm việc và không phải cạnh tranh với bất kỳ doanh nghiệp nào nhưng lãnh đạo lại công nhiên cho phép mình được hưởng mức tiền lương vượt quá quy định của Nhà nước, trong khi đó lại quên đi các chế độ chính sách của Nhà nước với người lao động như trang bị, cải thiện điều kiện làm việc; thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật tại chỗ khi người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại; chế độ ký kết Hợp đồng lao động cá nhân; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động...
Điều nhiều người quan tâm là vai trò của tổ chức Đảng và Công đoàn ở đâu? Bởi lẽ, cấp ủy doanh nghiệp chịu trách nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp về mọi mặt; Công đoàn cơ sở có chức năng tham gia quản lý, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp. Nếu cấp ủy doanh nghiệp và lãnh đạo các tổ chức đã “nghiêm túc kiểm điểm” mà tại sao vẫn không thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước với người lao động?
Đối với tổ chức Công đoàn cơ sở, nếu phát huy hết vai trò trách nhiệm, thực hiện tốt việc kiểm tra giám sát thường xuyên các chế độ chính sách với người lao động có thể sẽ phát hiện kịp thời những thiếu sót, từ đó tham gia với lãnh đạo điều chỉnh bổ sung theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ thật sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của công nhân lao động.