Khởi công năm 2009 nhưng đến nay đã gần 7 năm mà dự án cầu Hòa Viên (Chương Mỹ, Hà Nội) mới hoàn thành được một nửa, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Đến năm 2015, chính quyền xã Hòa Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) đã phải làm đơn gửi đơn vị thi công, xin cho người dân đi nhờ qua cây cầu tạm (chuyên dùng để phục vụ thi công trong dự án cầu Hòa Viên), thay vì phải đi cầu phao đã xuống cấp, hoặc những chiếc thuyền nhỏ để qua sông.Hành động của xã Hòa Chính cũng như sự hỗ trợ của đơn vị thi công khiến người dân vui mừng vì không phải vất vả đi qua cầu phao nữa. Tất nhiên sẽ không có gì đáng nói nếu như không có chuyện "muốn qua sông thì phải trả phí".Người tại đây cho biết, sau khi được xã xin cho lưu thông qua đây, bất ngờ trên cầu tạm xuất hiện một barie chắn được. Tất cả các phương tiện như ô tô, taxi, xe tải các loại muốn qua sông bắt buộc phải trả phí. Mức phí này dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/lượt.Mà mỗi ngày có đến hàng trăm xe chạy qua. Điều đó cho thấy việc thu phí này đem một số tiền không nhỏ.Hình ảnh người đàn ông thu phí từ các tài xế.Người đàn ông thu phí này cũng là người đàn ông tỏ thái độ lên mặt hỏi PV bằng giọng điệu thách thức: "Chúng mày quay cái gì? Ai cho chúng mày quay?..." khi thấy PV thu hình.Điều đáng nói trong việc thu phí này là đơn vị nào đã lập chốt, chặn barie thu phí của các tài xế? Việc lập chốt thu tiền đã được cơ quan chức năng nào cho phép? Số tiền thu được đã đi đâu? thì không ai rõ.Theo tìm hiểu của PV dự án xây dựng cầu Hòa Viên bắc qua sông Đáy, nối xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ) với xã Viên An (huyện Ứng Hòa) chính thức khởi công từ tháng 8/2009.Tuy nhiên đã gần 7 năm đã trôi qua, lễ thông xe cây cầu có chiều dài chưa đến 200m vẫn "lỗi hẹn" nhiều lần…Dự án cầu Hòa Viên dự kiến hoàn thành trong vòng 18 tháng. Thế nhưng, theo ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại, cây cầu mới chỉ thực hiện được một nửa. Tại đây mọi thứ vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.Một số máy móc, thiết bị phục vị thi công được vất ở gốc cây cạnh nhà dân.Cỏ mọc um tùm một bên đầu cầu.Thậm chí, phần sắt thép ở dầm cầu đã bị hoen rỉ.Nhiều mảng bê tông bị vỡ để lộ ra khung sắt bên trong.Sự việc này khiến người cảm thấy vô cùng nhức nhối. Tại sao cây cầu chỉ dài chưa đầy 200m mà thi công đến gần 7 năm vẫn chưa xong? Phải chăng chính quyền địa phương cố tình chậm trễ?
Khởi công năm 2009 nhưng đến nay đã gần 7 năm mà dự án cầu Hòa Viên (Chương Mỹ, Hà Nội) mới hoàn thành được một nửa, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Đến năm 2015, chính quyền xã Hòa Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) đã phải làm đơn gửi đơn vị thi công, xin cho người dân đi nhờ qua cây cầu tạm (chuyên dùng để phục vụ thi công trong dự án cầu Hòa Viên), thay vì phải đi cầu phao đã xuống cấp, hoặc những chiếc thuyền nhỏ để qua sông.
Hành động của xã Hòa Chính cũng như sự hỗ trợ của đơn vị thi công khiến người dân vui mừng vì không phải vất vả đi qua cầu phao nữa. Tất nhiên sẽ không có gì đáng nói nếu như không có chuyện "muốn qua sông thì phải trả phí".
Người tại đây cho biết, sau khi được xã xin cho lưu thông qua đây, bất ngờ trên cầu tạm xuất hiện một barie chắn được. Tất cả các phương tiện như ô tô, taxi, xe tải các loại muốn qua sông bắt buộc phải trả phí. Mức phí này dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/lượt.
Mà mỗi ngày có đến hàng trăm xe chạy qua. Điều đó cho thấy việc thu phí này đem một số tiền không nhỏ.
Hình ảnh người đàn ông thu phí từ các tài xế.
Người đàn ông thu phí này cũng là người đàn ông tỏ thái độ lên mặt hỏi PV bằng giọng điệu thách thức: "Chúng mày quay cái gì? Ai cho chúng mày quay?..." khi thấy PV thu hình.
Điều đáng nói trong việc thu phí này là đơn vị nào đã lập chốt, chặn barie thu phí của các tài xế? Việc lập chốt thu tiền đã được cơ quan chức năng nào cho phép? Số tiền thu được đã đi đâu? thì không ai rõ.
Theo tìm hiểu của PV dự án xây dựng cầu Hòa Viên bắc qua sông Đáy, nối xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ) với xã Viên An (huyện Ứng Hòa) chính thức khởi công từ tháng 8/2009.
Tuy nhiên đã gần 7 năm đã trôi qua, lễ thông xe cây cầu có chiều dài chưa đến 200m vẫn "lỗi hẹn" nhiều lần…
Dự án cầu Hòa Viên dự kiến hoàn thành trong vòng 18 tháng. Thế nhưng, theo ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại, cây cầu mới chỉ thực hiện được một nửa. Tại đây mọi thứ vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.
Một số máy móc, thiết bị phục vị thi công được vất ở gốc cây cạnh nhà dân.
Cỏ mọc um tùm một bên đầu cầu.
Thậm chí, phần sắt thép ở dầm cầu đã bị hoen rỉ.
Nhiều mảng bê tông bị vỡ để lộ ra khung sắt bên trong.
Sự việc này khiến người cảm thấy vô cùng nhức nhối. Tại sao cây cầu chỉ dài chưa đầy 200m mà thi công đến gần 7 năm vẫn chưa xong? Phải chăng chính quyền địa phương cố tình chậm trễ?