Đó là nhận định của tiến sĩ Vũ Văn Bằng, phó viện trưởng Viện Công nghệ Nước và Môi trường (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) qua những thông tin báo chí đã đăng tải quanh vụ việc “Đang ngủ bỗng bị “hố tử thần” kéo tụt xuống lòng đất”.
Theo ông Bằng, để xác định đúng nguyên nhân gây hố tử thần thì cần phải xem xét địa chất khu vực có hố tử thần xuất hiện nằm trên nền đất nào. Thông thường các hố tử thần xuát hiện rơi vào ba trường hợp.
|
Căn phòng của chị Thu bị “hố tử thần” nuốt trọn. (Ảnh: Dân Việt) |
“Thứ nhất nền nhà nằm trên vùng đá vôi có thể có hang động ngầm nằm dưới mà chủ nhà không biết. Thứ hai, xây dựng trong vùng đã và đang thi công các công trình ngầm như hầm lò khai thác mỏ, đặt đường ống cấp thoát nước ngầm …khi có sự cố nứt vỡ… sẽ gây hiện tượng xói ngầ. Thứ 3, hoặc nằm trên đất có các lớp cát chẩy , bùn lỏng kể cả các dòng sông cổ…mùa mưa nước ngầm dâng cao dễ phát sinh hiện tượng tiểm thực sói ngầm,…Hiện tượng tiềm thực là hiện tượng lớp cát bị biến loãng dễ dàng để nước ngầm cuốn đi, tăng độ rỗng trong đất gây sụt lún lớp mặt đất”, ông Bằng phân tích.
Cũng theo ông Bằng, mỗi trường hợp trên có một dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể, nếu thấy dưới đáy hố tử thần có đá vôi lổn nhổn thì hố tử thần do hang động ngầm nằm dưới gây ra. Nếu thành vách hố tử thần toàn là đất bồi, cát và chúng xuất hiện thẳng hang thì phía dưới có dòng xói ngầm, Còn nếu thấy hố tử thần xuất hiện từ từ, mặt đất biến dạng thành bậc hoặc nứt nẻ phát triển theo thời gian, miệng hố nghiêng về một phía… thì cho thấy có sự cố của các công trình ngầm nhân tạo như nói ở trên.
Theo kinh nghiệm nhiều năm tìm bệnh các hố tử thần, ông Bằng cho biết, đa số các hố tử thần rơi vào trường hợp thứ nhất nhưng với vụ việc xảy ra tại Quảng Ninh sáng 26/8 nhiều khả năng do có dòng nước ngầm duới lòng đất. Dòng nước ngầm đó có thể là một dòng sông cổ đã được lấp hàng chục, hàng trăm năm trước.
“Bên dưới khu dân cư sinh sống nơi vừa xuất hiện hố tử thần có thể là dòng sông cổ được bồi đắp dần dần. Nhiều người sau đó dùng đất để lấp và xây dựng nhà cửa trên đó. Nhưng bên trong dòng sông vẫn chứa bùn rác và các vật dụng khác. Tác động của thủy lực nước ngầm sẽ tạo thành dòng lôi cuốn các hạt cát, rác hay bất kỳ vật gì bên trong khiến đất dần sụt lún. Đây gọi là hiện tượng tiềm thực, tức là các hạt cát, hạt đất trong dòng sông cổ bị hòa tan và sau đó chảy đi chỗ khác, tạo thành dòng hoặc một vệt", ông Bằng lý giải.
Trước đó, theo phản ánh của ông Bùi Bá Thành, tổ 30, khu Hải Sơn 1, phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vào lúc 1h sáng nay, xuất hiện hố tử thần tại phòng ngủ của con gái ông – chị Bùi Thị Thu, gây ra chấn động rất lớn khiến cả nhà tỉnh giấc.
Khi chạy sang phòng con gái, ông Thu phát hoảng khi thấy dưới hố sâu cô con gái của mình đang quằn quại vì đau đớn. Gần chiếc giường, xe máy, ti vi, tủ quần áo, máy giặt ở phòng bếp liền kề rơi xuống bị đất đá lấp đè lên.
Theo xác định của chính quyền phường Cẩm Đông, “hố tử thần” do hiện tượng sụt lún gây ra có diện tích khoảng 20 mét. Ngay trong sáng nay, thành phố Cẩm Phả phong tỏa khu vực xảy ra sạt lở và yêu cầu 6 hộ gia đình liền kề bị đổ tường, nứt nhà di dời tới nơi an toàn.